Cách phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch
Bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch sâu với những lưu ý đơn giản dưới đây.
Lý do chị em nên uống nước ép dâu tây thường xuyên
Bé trai 9 tháng tuổi nguy kịch do bị sặc sữa
Những lợi ích tuyệt vời của trà hoa dâm bụt với sức khỏe
Giãn tĩnh mạch còn có tên gọi khác là suy giãn tĩnh mạch chi dưới mạn tính là tình trạng suy giảm khả năng đưa máu về tìm của hệ thống tĩnh mạch tại chi dưới (chân). Từ đó, khiến máu bị ứ đọng, phù mạch nổi lên bề mặt da và biến dạng các mô tổ chức xung quanh.
Giãn tĩnh mạch còn có tên gọi khác là suy giãn tĩnh mạch chi dưới mạn tính là tình trạng suy giảm khả năng đưa máu về tìm của hệ thống tĩnh mạch tại chi dưới. Nguồn ảnh: Internet
Bệnh xảy ra đối với nữ nhiều hơn so với nam giới. Người làm các nghề có đặc thù phải đứng lâu như nhân viên phục vụ, bảo vệ, giáo viên, bác sĩ phẫu thuật,… là đối tượng có khả năng mắc bệnh cao hơn.
Không đứng hoặc ngồi trong thời gian dài
Nếu đứng hoặc ngồi trong thời gian dài một cách thường xuyên sẽ gây áp lực lên đôi chân và đặc biệt là các tĩnh mạch ở lòng bàn chân (do trọng lực, trọng lượng cơ thể...).
Khi bạn đang ngồi, cố gắng tránh tư thế bắt chéo chân vì như vậy sẽ tăng áp lực cho chân bên dưới.
Tránh mặc quần áo quá chật
Quần áo bó sát sẽ làm cho bệnh tĩnh mạch tệ hơn cũng như có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng khác.
Tích cực vận động
Béo phì là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Vì vậy, kiểm soát cân nặng trong mức cho phép là một cách hữu hiệu để phòng ngừa bệnh hiệu quả. Theo các chuyên gia, người mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch nên hình thành thói quen tập thể dục thường xuyên. Bởi cách làm này sẽ giúp kích thích mạch máu lưu thông ở chân tốt hơn. Một số bài tập tác động thấp giúp cơ bắp chân hoạt động mà không bị căng quá mức gồm bơi lội, đi bộ, đạp xe, yoga.
Thay đổi chế độ ăn uống
Thức ăn mặn hoặc giàu natri có thể khiến cơ thể giữ nước. Do đó, hãy cắt giảm các món ăn này để tình trạng trên. Ngoài ra, bạn cũng nên xây dựng chế độ ăn giàu kali và chất xơ. Các nghiên cứu cho thấy, thực phẩm giàu kali có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch bằng cách giảm giữ nước trong cơ thể. Trong khi đó, những loại rau củ quả giàu chất xơ lại có thể giúp ngăn ngừa táo bón. Từ đó, tránh tình trạng ách tắc trong ruột gây áp lực nặng nề hơn lên các mạch máu, khiến bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới trở nên tồi tệ hơn.