Cách phòng trầm cảm sau sinh

(Tieudung.vn) - Trầm cảm sau sinh là sự pha trộn phức tạp của những thay đổi về thể chất, cảm xúc và hành vi xảy ra ở người phụ nữ trong vòng bốn tuần sau khi sinh.

Cách phòng trầm cảm sau sinh

Cách phòng trầm cảm sau sinh
Trầm cảm sau sinh là sự pha trộn phức tạp của những thay đổi về thể chất, cảm xúc và hành vi xảy ra ở người phụ nữ trong vòng bốn tuần sau khi sinh.

Trầm cảm sau sinh là gì?

Cách phòng trầm cảm sau sinh

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Trầm cảm sau sinh (tên tiếng Anh là Postpartum depression) có liên quan đến những thay đổi về mặt hóa học, và tâm lý liên quan đến việc có con. Thuật ngữ này mô tả một loạt các thay đổi về thể chất và cảm xúc mà nhiều bà mẹ sau khi sinh phải trải qua. Tin tốt là trầm cảm sau sinh có thể được điều trị bằng thuốc và .

Những thay đổi hóa học liên quan đến sự sụt giảm nhanh chóng của hormone sau khi sinh. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng mối liên hệ thực tế giữa sự sụt giảm các loại hormone này và trầm cảm này vẫn chưa rõ ràng. Như những gì được biết là nồng độ estrogen và progesterone, hormone sinh sản nữ, tăng gấp 10 lần trong thai kỳ. Sau đó, hai loại hormone này lại giảm mạnh sau khi sinh. Đến ba ngày sau sinh con, mức độ của các hormone này mới trở lại mức tương đương trước khi .

Ngoài những thay đổi hóa học này, những thay đổi xã hội và tâm lý liên quan đến việc có con cũng góp phần làm tăng nguy cơ trầm cảm.

Đối tượng nguy cơ của trầm cảm sau sinh

Các đối tượng có nguy cơ cao dễ dẫn đến tình trạng trầm cảm sau sinh bao gồm:

Những bà mẹ có tiền sử mắc bệnh trầm cảm trước và trong thời kì mang thai

Phụ nữ mang thai khi còn quá trẻ (càng ít tuổi càng có nguy cơ cao hơn mắc trầm cảm sau sinh)

Những trường hợp có tồn tại mâu thuẫn về việc mang thai: mang thai ngoài ý muốn, có con khi chưa kịp chuẩn bị tâm lý, đứa trẻ không được gia đình đón nhận

Những phụ nữ đã có nhiều con. Theo nghiên cứu, người có số con càng nhiều thì càng dễ trầm cảm hơn ở trong lần sinh con tiếp theo

Những bà mẹ đơn thân, chịu nhiều áp lực và định kiến của xã hội

Những phụ nữ gặp khó khăn về tài chính, ít nhận được sự quan tâm giúp đỡ của những người xung quanh

Những người có xảy ra xung đột trong thời kì mang thai và sau khi sinh: người chồng không quan tâm, vô tâm với vợ hoặc khi vợ mang thai

Triệu chứng của trầm cảm sau sinh

Có những biến động lớn trong tâm trạng của người phụ nữ: chán nản, mệt mỏi, cảm thấy không có năng lượng, có thể khóc rất nhiều hoặc bất chợt khóc to

Gặp những khó khăn khi kết nối với em bé: không dỗ được con khi bé khóc, không gần gũi con

Trong quan hệ với gia đình và bạn bè xung quanh thì có xu hướng thu mình lại và tách biệt với mọi người, không chuyện trò với người thân bạn bè

Có thể không cảm thấy thèm ăn, cũng có thể ăn nhiều hơn bình thường rất nhiều

Thường có biểu hiện khó ngủ. Trong 1 vài trường hợp sẽ xuất hiện hiện tượng ngủ nhiều hơn bình thường

Đối với những điều trước đây từng yêu thích, nhiều phụ nữ bị trầm cảm có xu hướng giảm sự quan tâm và không còn cảm thấy vui vẻ, yêu thích nó như trước

Dễ cáu bẳn, khó chịu và tức giận

Luôn mang tâm lý lo sợ bản thân không làm được một người mẹ tốt, từ đó sẽ sinh ra cảm giác vô dụng, xấu hổ, cảm thấy tội lỗi và nghĩ mình không phù hợp làm mẹ

Suy giảm năng lực làm việc, khả năng suy nghĩ rành mạch và xử lí vấn đề, khó tập trung và đưa ra được một quyết định ngay lập tức

Có thể cảm thấy hoảng loạn và lo sợ trước mọi vấn đề trong cuộc sống

Nghiêm trọng nhất là tình trạng tinh thần không ổn định, luôn suy nghĩ về cái chết, dẫn đến các hành động làm tổn hại bản thân và em bé.

Hậu quả của trầm cảm sau sinh

Bệnh trầm cảm sau sinh có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với cả mẹ và đứa trẻ:

Đối với người mẹ: bệnh trầm cảm khiến sức khỏe giảm sút (do triệu chứng mất ngủ và chán ăn), tinh thần và trí tuệ không còn được minh mẫn dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực đến công việc và cuộc sống hàng ngày.

Khi bệnh diễn biến nặng hơn khi không được điều trị đúng cách, chứng trầm cảm có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng: người mẹ tự làm tổn thương bản thân hoặc làm hại đứa trẻ, có thể tự sát hoặc giết chính con mình

Đối với đứa trẻ: đứa trẻ có mẹ bị trầm cảm sau sinh có nguy cơ cao mắc phải các chứng rối loạn về cảm xúc và hành vi, biểu hiện bằng triệu chứng ngủ ít, biếng ăn và quấy khóc nhiều. Trẻ cũng có nguy cơ bị hội chứng tăng động (ADHD) hoặc có sự chậm phát triển hơn về mặt ngôn ngữ

Cách phòng ngừa trầm cảm sau sinh

Cần chuẩn bị sẵn những kiến thức về làm mẹ và những điều kiện kinh tế sẵn sàng cho việc tiếp nhận thành viên mới trong gia đình.

Các mẹ bầu nhớ chú ý chăm sóc bản thân cẩn thận, tất cả là cũng vì con cái, đừng để bị rơi vào trạng thái trầm cảm, đến lúc đó không chỉ bản thân bạn khổ sở mà con yêu của bạn cũng bị ảnh hưởng rất nhiều.

Ngay từ trong thai kỳ, hãy nghỉ ngơi, thư giãn, đừng quá căng thẳng và suy nghĩ quá nhiều về việc phải làm mẹ như thế nào, chúng ta còn cả một thời gian dài để học.

Các thành viên trong gia đình cần phải trợ giúp bà mẹ mới sinh con trong việc chăm sóc trẻ để người mẹ có thời gian nghỉ ngơi, hồi phục sức khỏe sau khi sinh; chia sẻ, giải quyết những vấn đề về tâm lý gặp phải với người mẹ, vai trò của người chồng rất quan trọng.

Chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng, không được kiêng khem quá mức dẫn đến thiếu chất dinh dưỡng cho mẹ và con. Ngủ tốt để đảm bảo sức khỏe khi con ngủ mẹ cần phải tranh thủ ngủ...