Cách vệ sinh tai an toàn mà bạn nên biết

(Tieudung.vn) - Thói quen vệ sinh tai cần thực hiện đúng cách để tai của bạn không bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Dưới đây là các cách vệ sinh tai an toàn mà bạn có thể tham khảo.

Cách vệ sinh tai an toàn mà bạn nên biết

Cách vệ sinh tai an toàn mà bạn nên biết
Thói quen vệ sinh tai cần thực hiện đúng cách để tai của bạn không bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Dưới đây là các cách vệ sinh tai an toàn mà bạn có thể tham khảo.

Vệ sinh tai an toàn, đúng cách như thế nào?

Làm sạch tai đúng cách sẽ giúp bạn lấy ráy tai ra ngoài hiệu quả mà không ảnh hưởng tới thính lực. Những phương pháp sau đây có thể giúp cho bạn giữ gìn sức khỏe đôi tai.

Dùng ống tiêm

Cách vệ sinh tai an toàn mà bạn nên biết

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Trước lúc thực hiện, ống tiêm phải được làm sạch bằng nước sạch hoặc nước muối. Bạn nên làm mềm ráy tai trước đó 15 – 30 phút để phương pháp này được hiệu quả hơn. Sau khi thực hiện, bạn có thể bị nhức đầu nhẹ, nhưng triệu chứng này là hoàn toàn bình thường.

Dùng vải mềm để làm sạch tai

Thấm ướt vải mềm bằng nước ấm. Sau đó vắt khô rồi nhẹ nhàng lau sạch vùng ngoài tai. Khi lau động tác phải nhẹ nhàng để tránh làm xước hoặc gây ra tổn thương cho tai.

Vệ sinh ngoài ống tai

Có thể làm sạch ngoài ống tai để loại bỏ bụi bẩn bằng cách nghiêng đầu về một phía. Dùng khăn đã thấm qua dung dịch nước muối loãng, lau rửa nhẹ nhàng phía ngoài và đầu ống tai. Hoặc dùng tăm bông để làm sạch vùng ngoài vành và vùng nông của tai để loại bỏ bụi bẩn.

Sử dụng dung dịch chuyên làm sạch ráy tai

Trên có một số loại dung dịch nhỏ tai không kê đơn có công dụng làm mềm ráy tai. Thành phần chính bao gồm: dầu khoáng glycerin, peroxide, hydrogen, peroxide, nước muối. Thuốc nhỏ tai giúp làm lỏng ráy tai để ta loại bỏ nó dễ dàng hơn.

Cách sử dụng: Nhỏ lượng dung dịch theo đúng quy định, đợi vài phút sau đó rửa sạch tai. Luôn tuân thủ và làm theo hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn dung dịch.

Vệ sinh tai bằng nước muối

Trong trường hợp tai không bị viêm nhiễm có thể sử dụng cây lấy ráy tai có độ mềm để vệ sinh tai thay vì nhỏ nước muối sinh lý. Việc làm này dễ làm cho nước muối đọng lại ở bề mặt màng nhĩ và lớp lông mao khiến cho tai bị ù, làm cho môi trường bên trong tai bị ẩm ướt từ đó tăng nguy cơ viêm tai. Trong trường hợp tai bị viêm nhiễm, tổn thương được bác sĩ thăm khám, chỉ định mới có thể sử dụng nước muối sinh lý để rửa tai.

Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cần thiết: nước muối sinh lý 0.9%, khăn sạch, tăm bông đã được vô khuẩn.

Chọn tư thế nhỏ nước muối cho từng đối tượng.

Trẻ nhỏ: Đặt trẻ nằm trên giường sau đó nghiêng đầu sang một bên.

Người trưởng thành: Ngồi ngay ngắn nghiêng đầu sang một bên.

Tiếp đến nhỏ 3-4 giọt.

Day nhẹ vành tai cho nước muối thấm vào trong ống tai chảy ra bên ngoài rồi lấy khăn khô thấm sạch.

Vi khuẩn thường sẽ sinh sôi nếu bên trong ống tai bị ẩm ướt không được lau khô. Trong trường hợp bạn đi bơi nên đeo nút tai khi bơi để tránh nước tràn vào ống tai. Bạn có thể giữ tai khô và sạch bằng cách nghiêng đầu sang một bên, chặn khăn mềm ở vị trí ngoài ống tai hút nước ra.

Bảo vệ đôi tai

Ngoài việc giữ tai sạch sẽ, bạn cũng nên bảo vệ đôi tai và khả năng nghe của mình trong những năm tới bằng những cách sau:

Không đưa các vật nhỏ vào trong tai vì những vật này có thể gây tổn thương màng nhĩ hoặc gây nút ráy tai.

Hạn chế tiếp xúc với tiếng ồn quá lớn. Đeo chụp bảo vệ tai hoặc nút tai khi phải tiếp xúc với tiếng ồn quá lớn.

Dành ra những khoảng nghỉ ngơi khi sử dụng tai nghe, headphones và luôn để âm lượng ở mức đủ nghe (là mức mà những người ở ngoài không thể nghe thấy bạn đang nghe gì trong tai nghe). Cũng không nên bật đài trong xe quá to trong khi đang lái xe.

Làm sạch và làm khô tai sau khi đi bơi để tránh tình trạng nước trong tai.

Chú ý đến bất cứ thay đổi nào, dù là nhỏ nhất về khả năng nghe của mình, đặc biệt là nếu những thay đổi này xảy ra cùng với việc sử dụng một loại thuốc nào đó. Nếu bạn nhận thấy thính lực của mình thay đổi, gặp vấn đề về giữ thăng bằng hay thấy bị ù tai, hãy gọi ngay cho bác sỹ.

Đến gặp bác sỹ càng sớm càng tốt nếu bạn thấy tự nhiên bị đau tai, mất thính lực hoặc nếu bị chấn thương vùng tai.