Cách xử trí đúng cách khi trẻ hóc dị vật
Các trường hợp trẻ bị hóc dị vật thường do sự bất cẩn của người lớn, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể sẽ gây tử vong cho trẻ nhỏ.
5 tác dụng phụ của rau chân vịt
Tác dụng sức khỏe tuyệt vời của hồng đen
Tác dụng tuyệt vời của trà ngưu bàng với sức khỏe
Sai lầm trong xử trí hóc dị vật đường thở ở trẻ em
Khi bé bị hóc dị vật, ba mẹ tuyệt đối KHÔNG làm những điều sau:
- Đưa ngón tay vào móc dị vật khỏi miệng trẻ: Việc đưa ngón tay vào móc dị vật khỏi miệng chỉ thực hiện khi bạn nhìn thấy dị vật. Nếu không có thể vô tình đầy sâu dị vật vào trong gây nguy hiểm cho trẻ hơn.
- Ăn một miếng cơm to hoặc nuốt một quả trứng gà luộc khi bị hóc xương: Biện pháp này rất nhiều rủi ro vì có thể xương sẽ cắm sâu hơn vào thực quản.
- Ngậm nước chanh, giấm làm xương mềm ra rồi nuốt xuống: Thực tế là xương bị mắc kẹt trong đường tiêu hóa trên không thể mềm ra được.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Khi con hóc dị vật, phụ huynh nên xử trí thế nào?
Các bác sĩ cho hay, thời gian vàng để cấp cứu trẻ rất ngắn. Trong tình trạng trẻ bị ngạt thì chỉ cần 4 phút đã gây tổn thương thần kinh không hồi phục. Thời gian vàng để cấp cứu cho trẻ ngắn do đó người lớn cần biết sơ cứu cho trẻ bị hóc dị vật tại nhà.
Bs.Đào Ngọc (Viện Y học ứng dụng Việt Nam) cho hay: Điểm mấu chốt của hóc đó là gây ra tắc nghẽn đường thở. Nạn nhân sẽ tím tái, khó thở và rất nhanh chóng tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Vì vậy nguyên tắc khi cấp cứu hóc đó là phải đẩy được dị vật ra khỏi chỗ bị tắc bằng cách gây ho nhân tạo.
2 bước quan trọng để thực hiện Heimlich xử trí khi con nhỏ hóc dị vật:
- Cho trẻ nằm sấp trên cánh tay trái của người sơ cứu, đầu hướng xuống đất. Lưu ý giữ chắc để cổ và đầu trẻ khỏi bị tuột. Dùng gót bàn tay phải vỗ mạnh 5 cái vào vùng lưng giữa 2 xương bả vai của trẻ.
- Sau đó lật trẻ từ tay trái qua tay phải của người sơ cứu. Quan sát em bé xem có hồng hào chưa, có thở, khóc được chưa. Kiểm tra miệng trẻ xem có dị vật nào không và lấy ra. Nếu dị vật vẫn chưa ra ngoài hoặc trẻ vẫn chưa thở thì làm tiếp biện pháp ấn ngực. Lấy 2 ngón tay ấn vào vùng thượng vị (vùng trên rốn và dưới xương ức). Ấn mạnh 5 cái theo chiều từ trên xuống dưới liên tiếp.
Những lưu ý khi trẻ bị hóc dị vật
Khi phát hiện trẻ bị hóc dị vật, bố mẹ cần phải thật bình tĩnh, không nên cố gắng móc dị vật ra khỏi miệng của trẻ vì không những không lấy ra được mà còn bị đẩy vào sâu hơn. Bên cạnh đó việc móc họng trẻ còn khiến trẻ hít lại chất ói hoặc nôn ói khiến trẻ ngày càng bị nguy hiểm hơn.
Trường hợp trẻ vẫn còn tỉnh táo, không bị khó thở thì cần phải giữ nguyên tư thế ngồi rồi nhanh chóng đưa trẻ đi đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và có cách xử lý
Trường hợp trẻ có những biểu hiện tím tái, khó thở, không khóc, không nói được thì sau khi gọi xe cấp cứu cần thực hiện các biện pháp sơ cứu kể trên để phòng tránh những nguy cơ.
Sau khi thực hiện các bước sơ cứu, dị vật được lấy ra thì bố mẹ vẫn nên đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra, ngoại trừ trường hợp dị vật có thể bị sót lại.
Các biện pháp phòng tránh trẻ bị hóc dị vật
Theo dõi trẻ sát sao không để chúng lấy được những vật nhỏ bỏ vào miệng. Không nên cho trẻ cầm những vật quá nhỏ hoặc đồ chơi sắc, nhọn. Đây là cách phòng tránh trẻ bị hóc dị vật tốt nhất mà bố mẹ nên quan tâm trẻ nhiều hơn.
Với trẻ đang ăn dặm: Không nên ép trẻ ăn quá nhiều. Khi trẻ đang nói chuyện, chạy nhảy hay chơi đùa thì không nên cho ăn.
Với trẻ đang bú: Hãy bế bé trong thư thế cao đầu. Hãy quan sát quá trình cho trẻ em, từ động tác mút sữa và nuốt xuống nhịp nhàng. Để trẻ bú từ từ không nên liên tiếp quá dễ khiến trẻ bị sặc.