Cẩn trọng với thói quen thường xuyên loại bỏ ráy tai

(Tieudung.vn) - Hành động ngoáy tai, lấy ráy tai tường như vô hại nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Đây là một thói quen nguy hại nhiều người mắc phải mà không biết.

Cẩn trọng với thói quen thường xuyên loại bỏ ráy tai

Cẩn trọng với thói quen thường xuyên loại bỏ ráy tai
Hành động ngoáy tai, lấy ráy tai tường như vô hại nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Đây là một thói quen nguy hại nhiều người mắc phải mà không biết.

Có cần thường xuyên loại bỏ ráy tai không?

Cẩn trọng với thói quen thường xuyên loại bỏ ráy tai

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Ráy tai chủ yếu gồm bụi trong không khí và dịch tiết của tuyến da trong ống tai. Ráy tai chủ yếu có màu vàng, khô hoặc ẩm. Ráy khô thường dễ rơi ra, còn ráy ướt thì dính vào tai, khó làm sạch hơn. Ngoài ra, ráy tai có nhiệm vụ bảo vệ ống tai không bị nhiễm trùng

Ráy tai hoạt động như một rào cản vật lý, ngăn cản vi trùng xâm nhập vào vào bề mặt ống tai. Ráy tai có các enzyme có thể ly giải vi khuẩn

Ráy tai chỉ thực sự phải lấy khi chúng nhiều quá mức, ảnh hưởng đến sức nghe hoặc làm cản trở khả năng quan sát màng Sự tồn tại của ráy tai có một ý nghĩa nhất định.

Ráy tai đóng vai trò như một lớp màng bảo vệ có thể ngăn chặn một số vật lạ, bụi hoặc một số côn trùng nhỏ trong không khí xâm nhập ống tai, do đó giảm nguy cơ tổn thương tai. Hơn nữa, một số thành phần trong ráy tai còn có thể ức chế và tiêu diệt một số vi khuẩn, giúp tai luôn hoạt động bình thường. Ngoài ra, ráy tai còn có dưỡng ẩm, có thể ngăn ngừa tình trạng ngứa do khô tai.

Tai có khả năng tự thanh lọc, khi bạn nói chuyện, đi lại hay cử động đầu, hai tai cũng chuyển động cùng. Trong quá trình này, ráy tai sẽ được đào thải ra khỏi cơ thể, vì thế không cần phải ngoáy tai thường xuyên.

Thói quen ngoáy tai, lấy ráy tai thường xuyên sẽ gây những tác hại gì?

Kích thích ống tai

Da ở ống tai rất mỏng manh, thường xuyên dùng dụng cụ sắc nhọn để ngoáy tai sẽ dễ gây kích ứng, tổn thương cho phần da nhạy cảm này. Khi tai bị thương, ráy tai sẽ tiết ra nhiều hơn để bảo vệ tai, dẫn đến tích tụ ráy. Đây là lý do của tình trạng một số người có thói quen lấy ráy tai lại bị ráy tai nhiều hơn.

Gây viêm nhiễm

Khi ráy tai cứng và nhiều, có người càng muốn lấy ra thật mạnh, dù bị cảm giác đau. Việc ngoáy tai theo cách này rất dễ làm xước da ống tai. Vết thương xuất hiện trên da là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có thể xâm nhập và gây nhiễm trùng.

Ảnh hưởng đến thính giác

Thói quen thường xuyên ngoáy tai còn có thể vô tình làm thủng màng nhĩ. Một số trường hợp nặng có thể gây viêm tai giữa, chỉ phục hồi được bằng phẫu thuật.

Tai có khả năng tự thanh lọc, khi nói chuyện, đi lại hay cử động đầu, hai tai cũng chuyển động cùng. Trong quá trình này, ráy tai sẽ được đào thải ra khỏi cơ thể, vì thế không cần phải ngoáy tai thường xuyên.

Cách xử trí đúng một số biểu hiện khó chịu của tai

Nếu nước vô tình vào trong ống tai khi tắm hoặc bơi gây cảm giác ù tai: Lấy que tăm bông đặt nhẹ vào trong ống tai, để yên trong vòng 5 phút, nước sẽ bị bông khô tự động hút hết, tuyệt đối không nên lau chùi nhiều.

Khi bị ngứa tai, bạn chỉ nên xoa bóp nhẹ vành tai, day nắp tai chứ không nên vội ngoáy tai. Nếu ngứa không giảm, bạn có thể dùng thuốc nhỏ tai hay nước muối sinh lý nhỏ vào ống tai.

Nếu cảm thấy nặng tai hoặc có vật lạ lọt vào, cần đi khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng. Không được ngoáy tai vì điều này có thể gây tổn thương tai.

Nếu thấy ngứa tai không thể chịu đựng được hoặc có biểu hiện bất thường cũng nên đi khám bác sĩ.