Cắt amidan có hại gì không?

(Tieudung.vn) - Viêm amidan là căn bệnh khó chịu, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Tuy đây là một bệnh lành tính, nhưng nếu không chữa trị kịp thời và dứt điểm sẽ dẫn tới nguy cơ viêm nhiễm toàn bộ vùng họng, ung thư

Cắt amidan có hại gì không?

Cắt amidan có hại gì không?
Viêm amidan là căn bệnh khó chịu, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Tuy đây là một bệnh lành tính, nhưng nếu không chữa trị kịp thời và dứt điểm sẽ dẫn tới nguy cơ viêm nhiễm toàn bộ vùng họng, ung thư amidan, ngưng thở khi ngủ, viêm màng tim, viêm khớp, viêm mũi xoang, ...

Vì sao amidan dễ bị viêm?

Cắt amidan có hại gì không?

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet 

Amidan là hệ thống các hạch lympho có kích thước lớn nhất trong cơ thể. Chúng nằm trải dài hai bên thành họng, nơi giao giữa khí quản và thực quản. Chính vì kích thước khá to nên chúng ta hoàn toàn có thể nhìn thấy amidan khi há to miệng.

Amidan có chức năng sản xuất ra các kháng thể IgG và các hoạt chất cần thiết cho việc chống lại sự tấn công của các tác nhân gây bệnh. Chính vì vậy, amidan được “giao nhiệm vụ” là bảo vệ cổ họng và cơ thể khỏi virus, vi khuẩn gây bệnh.

Cũng chính vì nằm ở vị trí “tuyến đầu”, amidan thường xuyên phải tiếp xúc với các tác nhân gây hại nên cũng rất dễ bị viêm nhiễm. Khi virus hoặc vi khuẩn xâm nhập ồ ạt, amidan không đủ sức chống lại sẽ gây ra hiện tượng viêm amidan. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, các triệu chứng sẽ nhanh chóng trở nặng, hình thành các ổ mủ hoặc áp xe quanh amidan. Hiện tượng này làm cho amidan sưng to, khiến người bệnh cảm thấy đau rát và cả ốm sốt, gặp khó khăn trong sinh hoạt như ăn uống, phát âm… Lâu dần, chất lượng cuộc sống của người bệnh cũng sẽ bị suy giảm.

Khổ sở vì viêm amidan: Khi nào nên cắt?

PGS Nguyễn Thị Hoài An – An Việt, cho biết amidan là một bộ phận có bảo vệ cơ thể. Nhưng khi vi khuẩn ồ ạt xâm nhập và tấn công mũi họng, amidan phải chống lại, vượt quá mức sẽ xảy ra tình trạng bị viêm sưng, đỏ. Hậu quả của sự tập trung tiêu diệt vi khuẩn tại amidan thường để lại xác vi khuẩn và xác bạch cầu, mô hoại tử thành các cục mủ rất hôi, lâu lâu rớt ra khỏi amidan. Khi amidan bị viêm nhiều lần, khả năng chống vi khuẩn bị yếu đi, do chính các ổ viêm nằm trong amidan, lại là nơi khởi phát cho những đợt viêm vùng họng. Viêm amidan chiếm tỷ lệ cao ở trẻ em, thường do vi khuẩn gây ra.

PGS An cho rằng bất kể thủ thuật nào cũng có thể gây biến chứng. Một trong những biến chứng đầu tiên có thể nhắc đến đó chính là ra m.áu khi phẫu thuật. Tình trạng này xảy ra khi không thực hiện phẫu thuật đúng quy chuẩn.

Sau khi phẫu thuật xong có thể gây đau họng, gây sốt, sụt cân, bỏ ăn. Một phần amidan sẽ bị sót lại nếu không cắt được hết. Bên cạnh đó bệnh nhân có thể thay đổi giọng nói.

Cắt amidan có hại gì không?

PGS Nguyễn Thị Hoài An. Nguồn ảnh: BVAV

Vì vậy, PGS An khuyến cáo nếu bệnh nhân có dấu hiệu bị viêm amidan và tái phát lại nhiều lần cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ đưa ra câu trả lời có nên cắt amidan hay không.

Tuy nhiên, trước khi thực hiện phẫu thuật này, bệnh nhân cần chuẩn bị để có sức khỏe tốt, quá trình phẫu thuật sẽ diễn ra thuận lợi hơn. Ngoài ra, sau khi phẫu thuật xong, cần có chế độ ăn uống phù hợp.