Điều cần lưu ý khi bị mụn trứng cá đỏ
Mụn trứng cá đỏ thường xuất hiện trên da chúng ta khi bắt đầu vào tuổi dậy thì và có thể kéo dài dai dẳng không thể điều trị khỏi.
Tại sao bạn chống lão hóa da không hiệu quả?
Nguyên nhân khiến tóc bạn ngày càng xơ xác
Nguyên tắc trang điểm cho da mùa nắng nóng
Bệnh trứng cá đỏ là bệnh gì?
Mụn trứng cá đỏ thường xuất hiện dai dẳng khó điều trị. Nguồn ảnh: Internet
Mụn thường xuất hiện trên da chúng ta khi bắt đầu vào tuổi dậy thì và có thể kéo dài dai dẳng không thể điều trị khỏi. Có rất nhiều loại mụn khác nhau, theo đó cũng sẽ có các phương pháp điều trị chăm sóc khác nhau. Vậy mụn trứng cá đỏ là bệnh gì?
Đa số chúng ta đều có khả năng bị mụn đỏ trên da, đặc biệt ở lứa tuổi dậy thì loại mụn trứng cá đỏ này xuất hiện ngày càng nhiều. Nhưng việc điều trị mụn trứng cá gặp rất nhiều khó khăn và thường xuất hiện ở những người trên 30 tuổi, biểu hiện da dễ bị lão hóa. Bệnh trứng cá đỏ có xu hướng xuất hiện ở những người có làn da sáng, tóc vàng và mắt xanh. Bệnh trứng cá đỏ có thể là do di truyền với những gia đình có người bị trứng cá đỏ thì các thế hệ sau có nguy cơ cao hơn. Phụ nữ dễ mắc bệnh này hơn nam giới, nhưng tình trạng của nam giới có xu hướng nghiêm trọng hơn.
Khi các mao mạch trên da mặt giãn ra, bệnh trứng cá đỏ sẽ xuất hiện. Lúc này mụn trứng cá đỏ chủ yếu xuất hiện trên mặt, ít khi ở tai, lưng, ngực ... Bệnh nhân nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng như: sưng tấy, biến dạng khuôn mặt, thậm chí, mụn còn dần lan xuống mắt gây ảnh hưởng vô cùng nguy hiểm đến thị lực. Triệu chứng mà những người mắc phải loại mụn này thường sẽ là xuất hiện nhiều mụn nhỏ, thường tập trung thành từng mảng to và gây ảnh hưởng đến vùng da xung quanh nó khiến vùng da bị mẩn đỏ.
Nguyên nhân của bệnh vẫn chưa được hiểu đầy đủ. Mặc dù cho đến nay vẫn chưa có phương pháp chữa trị nhưng việc điều trị có thể giảm thiểu các triệu chứng và cải thiện diện mạo của bệnh nhân. Trứng cá đỏ có rất nhiều loại và biểu hiện bệnh cũng khá đa dạng. Hình ảnh đặc trưng của bệnh nhân là một khối viêm đỏ, chứa đầy mủ, xuất hiện đột ngột. Bệnh phân bố chủ yếu ở mũi, trán và má.
Các yếu tố làm nặng bệnh trứng cá đỏ
Rất nhiều yếu tố có thể làm bùng phát bệnh trứng cá đỏ của bạn. Tuy nhiên, yếu tố làm nặng bệnh của mỗi người sẽ khác nhau. Vì vậy, hãy chú ý đến danh sách các yếu tố sau và xem liệu có điều nào làm nặng bệnh của bạn: ánh nắng mặt trời, căng thẳng, rượu bia, thức ăn cay, vận động gắng sức, sản phẩm trang điểm… Nếu có, hãy tránh thật xa các yếu tố đó để hạn chế các đợt bùng phát.
Chăm sóc da nhẹ nhàng
Trứng cá đỏ làm làn da trở nên cực kỳ nhạy cảm. Điển hình, làn da có thể dễ dàng đỏ và khó chịu khi bạn rửa mặt với khăn, sử dụng sản phẩm chăm sóc da chứa hương liệu, chất bảo quản hay thậm chí là đi ra ngoài trời mà không có kem chống nắng. Sau đây là các lưu ý để chăm sóc làn da trứng cá đỏ:
Rửa mặt nhẹ nhàng và sạch với nước ấm 2 lần mỗi ngày. Sau đó chạm khô mặt nhẹ nhàng với khăn vải cotton. Sử dụng dưỡng ẩm mỗi ngày để phục hồi làn da thương tổn.
Lựa chọn các sản phẩm chăm sóc không gây kích ứng làn da. Với làn da trứng cá đỏ, bạn nên tránh sử dụng các thành phần như alcohol, camphor, hương liệu, glycolic acid, lactic acid, menthol, sodium laurel sulfate, urea.
Ngăn ngừa tình trạng mụn trứng cá đỏ tiến triển
Nếu đã mắc phải mụn trứng cá đỏ, bệnh nhân cần lưu ý một số điều để hạn chế sự tiến triển triệu chứng bệnh bằng cách:
Nên tránh dùng chất kích thích như rượu, bia thường xuyên.
Sử dụng kem chống nắng thường xuyên.
Dùng các sản phẩm làm sạch da và dưỡng da dịu nhẹ và tránh những sản phẩm có tính tẩy rửa mạnh.
Khi sử dụng bất cứ loại thuốc gì cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị.
Khi thực hiện các phương pháp điều trị mụn trứng cá đỏ cần đến những cơ sở y tế uy tín được thực hiện bởi các bác sĩ có nhiều kinh nghiệm.