Điều gì sẽ xảy ra khi bạn uống 1 lon nước ngọt mỗi ngày?
Lạm dụng nước ngọt là nguyên nhân mắc nhiều bệnh lý: tim mạch, huyết áp, đái tháo đường... và làm suy giảm chức năng tinh hoàn đối với nam giới.
Ăn bánh mì hàng ngày gây hại cho sức khỏe thế nào?
Nhiều website quảng cáo viên uống giảm cân Bứa Nari như thuốc chữa bệnh
7 vấn đề về sức khoẻ dân văn phòng ngồi điều hòa nhiều dễ gặp phải
Đối với người trưởng thành không có các bệnh rối loạn chuyển hóa đường hay thừa cân béo phì, lượng đường đơn tối đa nạp vào chỉ được phép chiếm 10% trong tổng số năng lượng của một ngày. Đối với người đái tháo đường, thừa cân, béo phì, lượng đường đơn chỉ nạp vào không quá 5% tổng năng lượng một ngày.
Người trưởng thành 1 ngày cần khoảng 2000 kcal. Lượng đường đơn theo quy định chỉ được chiếm dưới 10% tương đương với khoảng 200 kcal. Trong khi đó, một lon nước ngọt 300 ml chiếm khoảng 140 tới 150 kcal. Vì vậy, nếu chỉ uống một lon nước ngọt 300 ml thì gần như đã đủ nhu cầu lượng đường đơn trong cả ngày.
Đáng chú ý, một ngày, chúng ta còn nạp vào cơ thể một lượng đường lớn từ nhiều loại thực phẩm khác. Vì vậy, một lon nước ngọt được uống vào sẽ khiến lượng đường vượt quá ngưỡng cho phép.
Để kiểm soát được lượng đường, chúng ta cần lưu ý về lượng đường nạp vào bằng cách đọc các nhãn sản phẩm nước ngọt.
Tuy nhiên, trên nhiều lon nước ngọt vẫn ghi: "có thể sử dụng 2 tới 3 lon/ 1 ngày". Nếu sử dụng như khuyến nghị này, lượng đường sẽ vượt quá nhu cầu khuyến nghị WHO cho phép.
Với cuộc sống hiện đại, chúng ta nên sử dụng hợp lý các loại thực phẩm chứa đường để không ảnh hưởng tới sức khỏe. Và khi không bị mắc các bệnh như đái tháo đường, thừa cân béo phì, chúng ta có thể được tận hưởng được nhiều thực phẩm và đồ uống đa dạng khác.
Dưới đây là những tác dụng phụ khi bạn quá lạm dụng nước ngọt:
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Nguy cơ mắc bệnh tim
Uống hơn một chai nước ngọt mỗi tuần, mọi người có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn 17%, nguy cơ tử vong nói chung cao hơn 4% và nguy cơ mắc bệnh gút cao hơn 4%.
Nhóm tác giả cũng tìm thấy mối liên hệ đáng kể giữa tiêu thụ đường và 18 vấn đề về nội tiết hoặc chuyển hóa bao gồm bệnh tiểu đường, gút và béo phì. Ăn nhiều đường cũng có mối liên hệ với 10 vấn đề về tim mạch như huyết áp cao, đau tim, đột quỵ cũng như 7 loại ung thư bao gồm ung thư vú, tuyến tiền liệt và tuyến tụy.
Uống nước ngọt nhiều làm suy giảm chức năng tinh hoàn
Ngày 29/9/2021, các nhà khoa học Mỹ vừa công bố trên Human Reproduction thông tin: Nam giới uống các loại nước ngọt có thể bị suy giảm chức năng tinh hoàn, thể hiện qua giảm số lượng tinh trùng và giảm nội tiết.
Nước ngọt ở đây bao gồm các loại nước giải khát có đường như: Nước trái cây, nước tăng lực, trà sữa... Một lon nước ngọt bình thường chứa 330ml nước ngọt, lon nhỏ chứa 250ml.
Nghiên cứu này thực hiện đối với gần 3.000 nam thanh niên ở Mỹ. Các nhà khoa học cho biết, thanh niên uống từ 220ml nước ngọt mỗi ngày có số lượng tinh trùng giảm đi trung bình 28 triệu con so với thanh niên không uống nước ngọt đồng thời nội tiết tinh hoàn cũng giảm đáng kể.
Sâu răng
Khi uống nước ngọt sẽ làm tăng môi trường axit trong miệng sẽ tạo điều kiện rất tốt để vi khuẩn phát triển gây sâu răng. Mặt khác, đường trong nước ngọt lại là nguồn thức ăn vô hạn cho vi khuẩn phát triển.
Nguy cơ bệnh tiểu đường
Các nhà khoa học Đan Mạch cũng tìm ra những dấu hiệu cho thấy, nước ngọt khiến chúng ta đối mặt với nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường. Nếu uống soda mỗi ngày liên tục trong 6 tháng sẽ dẫn đến sự tích tụ mỡ thừa xung quanh gan và cơ xương. Điều này còn có thể dẫn đến nguy cơ kháng insulin trong cơ thể và dẫn tới nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cao hơn bình thường.
Ung thư
Các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện chất gây ung thư viết tắt là 4-MIE có trong một số loại nước ngọt có gas. Chất 4-MIE nằm trong caramel làm màu cho nước giải khát. Thử nghiệm của các nhà khoa học cho thấy, hóa chất này có thể gây ra ung thư phổi, gan, tuyến giáp và bệnh bạch cầu ở chuột.
Ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ
Riêng đối với trẻ nhỏ, uống nhiều nước ngọt làm giảm khả năng hấp thụ canxi, ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao ở trẻ. Bên cạnh đó, việc uống nước ngọt khiến cho người trẻ mắc các chứng bệnh tim mạch, đái tháo đường sớm hơn so với người trẻ có lối sống lành mạnh.
Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng, lượng đường sử dụng không quá khoảng 25 gram, tương đương 5 muỗng cà phê mỗi ngày sẽ mang lại lợi ích cho sức khỏe. Như vậy, mỗi ngày, bạn chỉ nên uống khoảng ½ lon nước ngọt 350ml vì trong 1 lon nước ngọt chứa khoảng 10 muống cà phê đường.
Thay vì uống nước ngọt nhiều và thường xuyên, bạn nên uống nước lọc nhiều hơn. Việc này vừa đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể, vừa giúp bạn hạn chế tiêu thụ đường quá mức. Cách tốt nhất là uống nước lọc/ nước đun sôi và đồ uống không đường, chẳng hạn như trà hoặc cà phê không thêm đường.