Làm sao để giảm mỡ nội tạng?

(Tieudung.vn) - Mỡ nội tạng nằm trong khoang bụng, bao quanh những cơ quan nội tạng. Mỡ quanh nội tạng có thể gây ra nhiều tác động nguy hiểm đến sức khỏe. Dưới đây là một số cách giúp bạn tăng tốc độ trao đổi c

Làm sao để giảm mỡ nội tạng?

Làm sao để giảm mỡ nội tạng?
Mỡ nội tạng nằm trong khoang bụng, bao quanh những cơ quan nội tạng. Mỡ quanh nội tạng có thể gây ra nhiều tác động nguy hiểm đến sức khỏe. Dưới đây là một số cách giúp bạn tăng tốc độ trao đổi chất giúp giảm mỡ nội tạng, loại bỏ nguy cơ béo phì và bệnh tật.

Rút ngắn khoảng cách các bữa ăn

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc chia nhỏ các bữa ăn là "trợ thủ đắc lực" giúp bạn có cân nặng lý tưởng. Khi bạn ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày, cơ thể không có xu hướng tích trữ chất béo như khi ăn ít bữa lớn. Thay vào đó, nó sẽ sử dụng năng lượng từ thức ăn hiệu quả hơn và giúp giảm khả năng tích trữ chất béo.

Bạn nên chia bữa ăn thành 5-6 bữa nhỏ trong ngày, với khoảng cách 2-3 giờ giữa mỗi bữa. Đồng thời, bạn hãy lưu ý đảm bảo các bữa nhỏ chứa protein, chất béo lành mạnh, carbohydrate và rau xanh.

Làm sao để giảm mỡ nội tạng?

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Bổ sung nhiều protein

Protein là chất dinh dưỡng cần thiết khi . Nhờ protein bạn sẽ không có cảm giác đói do giảm nồng độ hormone ghrelin. Nhiều nghiên cứu cho thấy, ăn nhiều protein giúp cơ thể giảm mỡ nội tạng hơn. Nghiên cứu ở 23.876 người trưởng thành cho thấy càng ăn nhiều protein, chỉ số BMI càng thấp, chỉ số cholesterol tốt càng cao và vòng eo càng nhỏ. Bạn có thể nạp nhiều protein chất lượng cao từ những loại như thịt lợn nạc, cá, thịt gà, các loại hạt, đậu, trứng...

Trong trứng chứa nhiều protein có khả năng hạn chế cơn đói, giúp bạn ăn ít hơn và thúc đẩy giảm cân hiệu quả. Thêm vào đó, protein của trứng còn làm tăng cường quá trình trao đổi chất nên giúp mỡ nội tạng bị đốt cháy nhanh. Nhiều khảo sát đã chứng minh những người ăn nhiều protein có xu hướng mang ít chất béo nội tạng hơn.

Hạn chế tiêu thụ đường

Đường là thành phần được dùng nhiều khi chế biến thức ăn, nước uống. Tuy nhiên, nếu ăn nhiều đường, bạn có thể rất dễ bị béo phì. Nhiều nghiên cứu cho thấy fructose trong đường có thể tăng lượng mỡ nội tạng một cách đáng kể. Vì vậy, bạn cần tránh ăn đường và các loại thức ăn chứa đường bổ sung như bánh kẹo, bánh ngọt, các món tráng miệng.

Uống đủ nước

Theo trang Eat this not that, uống đủ nước là một trong những thói quen uống nước dễ dàng nhất để giảm mỡ nội tạng và kiểm soát quá trình giảm cân tổng thể. Hơn nữa, các phân tử nước tương tác với chất béo giúp đốt cháy chất béo được lưu trữ từ cơ thể. Cơ thể cần nước để tiêu thụ calo, uống hơn 8 ly nước mỗi ngày có thể tiêu thụ nhiều calo hơn.

Tăng cường vận động

Lối sống ít vận động là một trong những yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Cụ thể như ngồi lâu xem TV, ngồi tại bàn làm việc, chơi trò chơi điện tử.

Tham gia vào các hoạt động thể chất thường xuyên, hạn chế ngồi trong ngày có thể giảm nguy cơ tăng mỡ bụng đồng thời hỗ trợ kiểm soát cân nặng. Các nhà nghiên cứu rằng những người thực hiện các bài tập thể dục kháng cự hoặc aerobic trong một năm sau khi giảm cân có thể ngăn ngừa mỡ nội tạng trở lại, trong khi những người không tập thể dục có lượng mỡ bụng tăng 25-38%.

Một nghiên cứu khác cho thấy, những người ngồi hơn 8 giờ mỗi ngày (không bao gồm số giờ ngủ) có nguy cơ béo phì tăng 62% so với những người ngồi ít hơn 4 giờ mỗi ngày.

Ăn sữa chua thường xuyên

Một nghiên cứu khác từ NCBI cũng chứng minh rằng, việc ăn sữa chua đều đặn có thể làm giảm lượng mô mỡ tích trữ ở bụng. Thêm vào đó, sữa chua cũng giàu dưỡng chất giúp cải thiện cảm giác no, giúp bạn no lâu hơn và giảm lượng calo tổng thể. Nhờ vậy mà mỡ nội tạng không có cơ hội tích trữ trong cơ thể nữa.

Sữa chua tuy tốt cho sức khỏe nhưng bạn cần ăn đúng cách để phát huy tối đa công dụng. Bạn nên ăn sữa chua sau bữa cơm khoảng 1-2 giờ, ăn sau khi tập thể dục và ăn trước khi ngủ là tốt nhất. Nên chọn mua các loại ít đường và ít béo để hạn chế nạp thêm calo dư thừa vào người.