Làm sao để phòng tránh ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết?
Ngộ độc thực phẩm rất dễ xảy ra, nhất là vào những dịp lễ, Tết quan trọng. Do đó, việc thực hiện các biện pháp phòng tránh ngộ độc thực phẩm là vô cùng cần thiết.
TP Hồ Chí Minh: Khẩn trương điều tra vụ trẻ tử vong sau ăn bánh su kem
Gây ngộ độc thực phẩm cho hơn 300 người, bánh mì Phượng bị đình chỉ hoạt động
Vụ 91 người ngộ độc: Tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở Bánh mì Phượng ở Hội An
Lưu ý khi mua những thực phẩm có nguy cơ gây ngộ độc cao
Một trong những cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm là bạn nên lưu ý khi mua và chế biến các loại thực phẩm có nguy cơ cao gây ngộ độc như các loại hải sản, rau và hoa quả tươi...
Trong các loại hải sản, rau, thịt tươi sống đều có nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao. Chẳng hạn như thịt heo, thịt bò sống cũng có thể nhiễm khuẩn salmonella, E.coli, yersinia và nhiều loại vi khuẩn khác.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Bảo quản, sử dụng thực phẩm đúng cách
Trong dịp Tết, nhiều gia đình trữ khá nhiều thức ăn trong tủ lạnh, bao gồm cả thức ăn chín và thức ăn sống. Người dân thường có tâm lý ăn nhanh, ăn vội để đi chơi hay sử dụng rượu, bia để chúc tụng nhau… Việc sử dụng thực phẩm không đảm bảo an toàn hoặc uống quá nhiều bia, rượu trong dịp Tết là nguyên nhân chính dẫn đến ngộ độc thực phẩm.
Để phòng tránh ngộ độc thực phẩm, các bác sĩ khuyến cáo người dân sau khi mua thực phẩm về, cần phân loại thực phẩm, bảo quản riêng thực phẩm sống và thực phẩm chín. Những loại thịt tươi sống nên bỏ vào ngăn đá để bảo quản sớm nếu chưa sử dụng đến. Không nên chế biến quá nhiều thực phẩm, chỉ chế biến vừa đủ để ăn trong ngày.
Thực phẩm ăn không hết, trước khi bỏ vào tủ lạnh cần bọc lại bằng màng bọc, để riêng để tránh bị nhiễm khuẩn. Không nên ăn những thức ăn dư và bảo quản quá lâu trong tủ lạnh.
Cẩn thận khi ăn uống bên ngoài
Lựa chọn quán ăn, nhà hàng phải đảm bảo an toàn thực phẩm. Phụ nữ mang thai và người có hệ miễn dịch yếu nên đặc biệt thận trọng khi ăn uống bên ngoài.
Có thể lựa chọn những hàng quán quen, có bếp ăn, sạch sẽ, bát đĩa, đồ dùng được giữ sạch và thức ăn cũng được chế biến cẩn thận.
Phòng ngộ độc thực phẩm khi đi du lịch
Khi đi du lịch, người dân cần phải hết sức cẩn thận để tránh ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là khi đi du lịch ở những vùng xa xôi, hẻo lánh. Một số cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm khi đi du lịch nên lưu ý như: chuẩn bị các loại đồ khô, thực phẩm đóng gói và tiệt trùng, nên ưu tiên lựa chọn các loại thức ăn nóng và nấu chín; nên tránh ăn các loại đồ tươi sống, hạn chế ăn thức ăn đường phố và các loại trái cây bóc vỏ được bày bán sẵn.
Nên làm gì khi bị ngộc độc thực phẩm?
Những dấu hiệu nhận biết của ngộ độc thực phẩm là đau bụng từng cơn, đau âm ỉ, nôn ói, tiêu chảy, sốt, đau đầu, chóng mặt. Nếu ngộ độc do virus thì các triệu chứng sẽ tự hết trong 1 ngày, nhưng nếu ngộ độc do các tác nhân khác thì vài ngày sau mới hết. Những trường hợp ngộ độc đặc biệt như ngộ độc Botulinum (thường do sử dụng thức ăn đóng hộp bị nhiễm khuẩn) ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe, khiến người bệnh bị liệt cơ, sụp mí mắt, khó thở… phải thở máy và điều trị bằng thuốc giải độc, thời gian điều trị kéo dài có khi vài tháng.
Nếu người có bệnh nền nặng kèm ngộ độc thức ăn thì tình hình bệnh sẽ ngày càng nặng, nhiều trường hợp mất nước nhiều, không đo được huyết áp, mạch.
Nếu có triệu chứng của ngộ độc thực phẩm, cần kích thích dạ dày để người bệnh nôn ói chủ động như uống nước muối, uống oresol để bù nước, bù điện giải. Nếu bệnh nhân có sốt, mệt mỏi, đi đứng liêu xiêu, cần đưa đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, điều trị.