Làm thế nào để giúp trẻ phòng tránh bệnh viêm kết mạc?
Viêm kết mạc là một bệnh nhiễm trùng thường xảy ra vào thời điểm chuyển giao mùa, rất dễ lây nhất là ở trẻ nhỏ, gây ảnh hưởng đến kết mạc, mô mỏng bao phủ phần trắng của mắt và bên trong mí mắt.
Nên hay không nên uống nhiều loại vitamin cùng một lúc?
Ăn chay, ăn nhạt và những điều cần biết để có sức khỏe tốt
Cách ăn phô mai lành mạnh tốt cho sức khỏe
Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương, trong một tháng trở lại đây, Khoa Mắt của bệnh viện đã tiếp nhận gần 50 ca viêm kết mạc cấp. Trong có 10-20% trẻ gặp biến chứng nặng như: Có giả mạc cần bóc, bị trợt giác mạc (trầy xước giác mạc).
Bệnh viêm kết mạc cấp (hay còn gọi là đau mắt ) là tình trạng viêm phần lòng trắng trong suốt của mắt (kết mạc nhãn cầu và mi mắt), khi đó, các mạch máu tại kết mạc sẽ xuất hiện tình trạng sung huyết, xung huyết ở một vài vị trí hoặc toàn bộ phần củng mạc mắt dẫn đến kết mạc phù và đỏ. Bệnh thường xuất hiện vào mùa xuân hè, dễ lây lan thành dịch.
Bệnh thường khởi phát từ 3-7 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh, triệu chứng bao gồm xung huyết kết mạc (đỏ mắt), kích thích chảy nước mắt, mắt có nhiều ghèn rỉ (có thể rỉ trắng, tiết tố dính nếu bệnh do virus, hoặc có thể rỉ xanh-vàng nếu do bội nhiễm vi khuẩn). Ở trẻ nhỏ có thể đi kèm triệu chứng viêm mũi, họng, viêm đường hô hấp, sốt…
Đặc biệt, ở trẻ em, bệnh có thể xuất hiện giả mạc (là một lớp màng trắng, mỏng phủ lên trên kết mạc gây chảy máu, làm bệnh lâu khỏi hoặc có thể gây tổn thương giác mạc), viêm giác mạc chấm nông.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Một số ít trường hợp có thể bội nhiễm gây biến chứng viêm loét giác mạc, làm ảnh hưởng tới thị lực lâu dài của trẻ.
Dịch viêm kết mạc thường do virus gây ra, 80% là Adenovirus, ngoài ra có thể gặp do các nguyên nhân khác như virus Herpes, Thủy đậu, Poxvirus… Trẻ lây bệnh qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mắt, mũi, miệng (tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, dụi tay vào mắt, sử dụng chung đồ cá nhân với người bệnh…).
Để bảo vệ trẻ khỏi viêm kết mạc, cha mẹ cần khuyến khích trẻ làm những điều dưới đây:
Khuyến khích vệ sinh tốt
Dạy con bạn thực hành vệ sinh đúng cách là rất quan trọng trong việc ngăn ngừa sự lây lan của bệnh viêm kết mạc. Rửa tay thường xuyên là cách hữu hiệu để phòng bệnh, nên tập cho trẻ thói quen rửa tay bằng xà phòng và nước sau khi từ trường hay khu vui chơi bên ngoài về nhà.
Nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào mắt trẻ đều đặn mỗi buổi tối trước khi đi ngủ để loại bỏ bụi bẩn.
Tránh chạm hoặc dụi mắt
Nhắc nhở con bạn không được chạm hoặc dụi mắt, vì điều này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Nếu cảm thấy khó chịu hoặc ngứa ngáy, hãy dùng khăn giấy sạch để chấm nhẹ lên vùng đó.
Khử trùng vật dụng cá nhân
Viêm kết mạc có thể lây truyền qua các đồ vật như khăn tắm, vỏ gối và kính mắt. Thường xuyên khử trùng các vật dụng này để giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Giữ khoảng cách
Khuyến khích con bạn duy trì khoảng cách an toàn với các bạn cùng lớp khi đang có triệu chứng về mắt. Khi bị đau mắt đỏ, trẻ cần được điều trị tích cực và hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh ít nhất 7 ngày để tránh lây bệnh cho người khác.
Nghỉ ngơi và phục hồi
Nghỉ ngơi và phục hồi hợp lý là điều cần thiết để hệ thống miễn dịch của con bạn chống lại nhiễm trùng một cách hiệu quả. Đảm bảo họ ngủ đủ giấc và duy trì chế độ ăn uống cân bằng để hỗ trợ quá trình chữa bệnh.