Làm thế nào để ngăn ngừa đột quỵ khi đang chơi thể thao?

(Tieudung.vn) - Tập thể dục thể thao vốn là cách nhiều người rèn luyện sức khỏe và là lựa chọn giúp giảm cân hiệu quả. Tuy nhiên, tập luyện không dúng cách có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là

Làm thế nào để ngăn ngừa đột quỵ khi đang chơi thể thao?

Làm thế nào để ngăn ngừa đột quỵ khi đang chơi thể thao?
Tập thể dục thể thao vốn là cách nhiều người rèn luyện sức khỏe và là lựa chọn giúp giảm cân hiệu quả. Tuy nhiên, tập luyện không dúng cách có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là có những trường hợp bị đột quỵ có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người tập.

Một số triệu chứng của bệnh đột quỵ

Một trong những vấn đề được mọi người quan tâm khi tìm hiểu về hiện tượng đột quỵ sau tập thể thao đó là những triệu chứng thông báo bạn đang mắc bệnh. Nếu kịp thời phát hiện, bệnh nhân sẽ nhanh chóng đưa ra biện pháp xử lý, sơ cứu phù hợp, tránh biến chứng xấu xảy ra.

Có thể nói, những dấu hiệu của bệnh đột quỵ thường xuất hiện bất ngờ, đột ngột. Để có thể phát hiện sớm, mọi người nên theo dõi sát sao tình hình sức khỏe, để ý tới các dấu hiệu bất thường. Đặc biệt, hiện tượng đột quỵ thường gây ra ảnh hưởng khá nghiêm trọng tới một bên của cơ thể.

Nếu trong hoặc sau khi tập luyện thể thao, bạn đột nhiên cảm thấy đau đầu, đi lại trở nên khó khăn, loạng choạng, hãy chú ý nhé. Đây có thể là dấu hiệu thông báo bạn đang rơi vào tình trạng đột quỵ. Bên cạnh đó, chúng ta nên để ý tới triệu chứng hoa mắt, chóng mắt, thị lực suy giảm đột ngột. Rất nhiều bệnh nhân đột quỵ cảm thấy tầm nhìn trở nên kém hơn so với bình thường.

Làm thế nào để ngăn ngừa đột quỵ khi đang chơi thể thao?

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Đặc biệt, sau khi luyện tập thể thao, nếu bạn cảm thấy tê một bên cánh tay, chân hoặc cơ mặt, đừng chủ quan nhé. Triệu chứng này thường xảy ra ở những bệnh nhân đột quỵ sau tập thể thao, gây ra ảnh hưởng tới một bên cơ thể.

Ngoài ra, các triệu chứng bệnh thường diễn biến phức tạp khoảng 24 - 72 giờ đầu tiên phát bệnh đột quỵ. Nếu không kịp thời phát hiện và xử lý, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tính mạng bị đe dọa.

Cách xử trí khi có đột quỵ

Ngay lập tức gọi cấp cứu 115 vận chuyển an toàn tới bệnh viện gần nhất. Tìm cơ hội điều trị trong giờ vàng để ''cứu não" nếu người bệnh có bất cứ biểu hiện của các triệu chứng nêu trên.

Để giúp người bệnh thở tốt, cần giữ thông thoáng môi trường chung quanh trong khi chờ xe cấp cứu. Đặt người bệnh nằm trên một mặt phẳng nếu bệnh nhân còn tỉnh táo. Cần đặt bệnh nhân sang tư thế nằm nghiêng an toàn nếu có bất cứ dấu hiệu suy giảm ý thức nào, hoặc bệnh nhân có dấu hiệu nôn mửa. Để tránh làm nặng thêm tình trạng bệnh và làm mất thời gian vàng điều trị, tuyệt đối không tự ý điều trị cho bệnh nhân bằng bấm huyệt, châm cứu, đánh gió. Không cho bệnh nhân ăn uống hay dùng thuốc.

Tiến hành ép tim ngoài lồng ngực (80-100 lần một phút) đến khi tim đập lại trong trường hợp bệnh nhân không có mạch hoặc ngừng thở.

Làm thế nào để ngăn ngừa đột quỵ, tử vong khi đang chơi thể thao?

Để phòng, tránh đột quỵ khi luyện tập thể thao, người tập phải có chế độ ăn uống hợp lý, đảm bảo sức khỏe trước khi đến phòng tập. Nhiều người đến phòng tập với mục đích nên ăn uống khá sơ sài và tập luyện quá cường độ, điều này dễ dẫn đến bị đột quỵ. Vì thế, cần ăn nhiều các loại rau củ quả, các loại đậu, ngũ cốc. Ăn nhiều thịt trắng, hải sản, trứng để bổ sung protein cho cơ thể, hạn chế ăn các loại thịt đỏ. Hạn chế các loại giàu chất béo, đồ chiên xào, thức ăn nhanh. Hạn chế các loại đồ ngọt, thực phẩm chứa nhiều đường. Uống nhiều nước lọc, nước trái cây, sữa đậu nành...

Trong suốt quá trình tập luyện, mọi người nên duy trì cường độ bài tập phù hợp với khả năng, tình trạng sức khỏe. Đặc biệt, bạn đừng quên theo dõi các chỉ số cơ thể, ví dụ như huyết áp, nhịp tim. Nếu có điều kiện, mọi người có thể thuê huấn luyện viên riêng để được các bài tập hiệu quả, tăng cường sức khỏe, thể lực.

Khi phát hiện những triệu chứng bất thường, mọi người hãy dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn ít nhất 3 ngày.