Làm thế nào để phòng bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ?
Để giúp hệ hô hấp trẻ luôn khỏe mạnh, giảm nguy cơ dịch bệnh tấn công, các ông bố, bà mẹ cần quan tâm những điều sau đây.
Cảnh báo: OvaQ Plus được quảng cáo "nổ" có tác dụng như thuốc chữa bệnh
Lợi ích tuyệt vời của trà tầm xuân với sức khỏe
Những điều cần làm sau khi sinh con
Chú ý đến ăn uống
- Để hệ hô hấp cũng như cơ thể thì không thể nói đến dinh dưỡng chăm sóc trẻ. Vì vậy cho trẻ uống đủ nước. Ăn đảm bảo đầy đủ 4 nhóm thực phẩm.
- Tăng cường các thực phẩm giàu kẽm như thịt bò, tôm, cua, gan động vật, các loại ngũ cốc,... Bổ sung các loại rau củ, hoa quả chứa nhiều vitamin C, E giúp tăng cường hệ miễn dịch, tránh táo bón, giúp nhuận tràng ở trẻ.
- Các loại đậu và ngũ cốc nguyên cám, sữa chua… cũng giúp tăng sức đề kháng cho trẻ.
- Các loại trái cây họ cam quýt như bưởi, cam, chuối... là những nguồn rất giàu vitamin C. Uống thêm các loại nước ép khác cũng giúp bạn tăng cường sức đề kháng trong mùa đông lạnh và dịch bệnh như hiện nay.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Giữ ấm cơ thể đúng cách
Cơ thể luôn được giữ ấm, đặc biệt là các vị trí như: cổ, ngực, bụng, bàn tay, gan bàn chân; đeo khẩu trang khi ra ngoài, ngủ trong phòng kín gió, ấm áp, tắm bằng nước ấm; không cho trẻ nằm lâu trước quạt và máy lạnh.
Vệ sinh cá nhân
Cha mẹ nên tập cho trẻ thói quen rửa tay để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh như: rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; cho trẻ vệ sinh răng miệng và súc miệng bằng nước muối sinh lý hàng ngày.
Không chỉ giữ vệ sinh lòng bàn tay mà các đầu ngón tay, nhất là trong kẽ móng là nơi trú ngụ của hàng triệu vi khuẩn, cần được làm sạch thường xuyên. Các loại vi khuẩn phổ biến có trong móng tay bé là Staphylococcus Aureus. Khi trẻ ăn hay mút ngón tay chính là lúc “mở đường” cho vi khuẩn xâm nhập qua đường miệng.
Với trẻ nhỏ dưới 6 tuổi, bố mẹ nên cắt móng cho bé bằng dụng cụ riêng và hạn chế cho bé tự ý gặm móng tay, mút ngón tay.
Làm sạch răng miệng
Vi khuẩn và virus dễ xâm nhập nhất qua đường mũi và miệng. Muốn trẻ tránh được bệnh truyền nhiễm như viêm phế quản cấp ở trẻ em, hãy làm sạch răng miệng cho bé mỗi ngày. Khi bé còn nhỏ bố mẹ nên chải răng cho bé thường xuyên. Nếu trẻ có thể tự làm được, bố mẹ cần tập cho bé thói quen đánh răng, súc miệng ngày 2 lần vào mỗi sáng và tối trước khi ngủ. Sử dụng nước muối sinh lý, không nên tự ý pha nước muối tại nhà.
Súc miệng bằng nước muối loãng mỗi ngày có tác dụng sát khuẩn trong vòm họng, hạn chế sự phát triển của virus, vi khuẩn gây viêm họng.
Lưu ý giấc ngủ của trẻ
Cha mẹ phải lên lịch cho trẻ sinh hoạt ăn ngủ đúng giờ: Buổi tối không cho trẻ chơi quá muộn, buổi sáng tập cho trẻ dậy trước 7 giờ, tránh cho trẻ ngủ dậy muộn, ăn sáng muộn học cũng sẽ không tập trung, tinh thần uể oải.
Theo nghiên cứu giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp cơ thể nghỉ ngơi, phục hồi tái tạo năng lượng cho các hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là não bộ.
Vì giấc ngủ sẽ làm giảm sự mệt mỏi, khôi phục sức lực đã mất, giữ cho thần kinh được cân bằng, bảo vệ đại não, vì thế làm cho tinh thần ổn định, cởi mở, có tác dụng khôi phục và tăng cường trí nhớ, nâng cao hiệu suất trong công việc, phòng chống bệnh tật. Chính vì vậy, ở trẻ nhỏ việc ngủ đủ giấc giúp cho học tập tốt, và có sức đề kháng chống lại bệnh tật.
Tiêm vaccine phòng bệnh cho trẻ
Do môi trường, dịch bệnh, sức đề kháng nên ai cũng có thể nhiễm các bệnh lý hô hấp như cúm, viêm mũi họng, hen suyễn, viêm phổi, viêm phế quản… cùng với Covid-19. Chính vì vậy việc chủ động tiêm vaccine phòng bệnh là vô cùng cấp thiết.
Ngoài các loại vaccine trong chương trình tiêm chủng, có một số loại bố mẹ nên bổ sung thêm cho bé để ngăn ngừa bệnh hô hấp. Trong đó phải kể đến tiêm phòng vaccine phòng cúm, vaccine phế cầu phòng tránh bệnh hô hấp do phế cầu gây ra, nhất là viêm phổi.
Lưu ý không tiêm vaccine khi trẻ đang bị cúm, nghi ngờ nhiễm cúm, hoặc đang bị các bệnh nhiễm trùng khác.