Lỗ nhỏ như đầu tăm ở tai: Cẩn trọng bệnh rò luân nhĩ
Rò luân nhĩ được xem là một loại dị tật bẩm sinh tồn tại một lỗ nhỏ ở da mặt vùng trước tai, thông vào bên trong vùng chân sụn vành tai.
Covid-19 ngày 22/04/2023: Ghi nhận thêm 2.337 ca mắc mới
Covid-19 ngày 21/04/2023: Ghi nhận 2.474 ca mắc mới
Miễn dịch cộng động với Covid-19 giảm, TP Hồ Chí Minh chỉ đạo khẩn
Rò luân nhĩ là gì?
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Rò luân nhĩ là một dị tật bẩm sinh lành tính, khi có một lỗ nhỏ ở trước vành tai, thường hình thành trong tuần thứ 6 của thai kỳ. Theo bác sĩ Thuý Hằng bệnh còn được gọi là xoang trước não thất, hố trước não thất, lỗ rò trước não thất, đường trước não thất hoặc u nang tiền não thất. Nhiều người ở Việt Nam gọi bệnh này là rò luân nhĩ.
Rò luân nhĩ có thể dẫn đến sự hình thành một u nang dưới da có liên quan mật thiết đến sụn khớp và xương trước của vòng xoắn.
Đối tượng dễ bị bệnh rò luân nhĩ
Lỗ rò luân nhĩ là một dị tật bẩm sinh thường gặp, gây ảnh hưởng đến cả nam và nữ với tần suất nữ nhiều hơn nam. Lỗ rò có thể phát triển ở một hoặc cả hai bên tai và có thể có nhiễm trùng hoặc không có nhiễm trùng.
Đối tượng có nguy cơ rò luân nhĩ bao gồm:
Có tiền sử gia đình bị điếc;
Có một đặc điểm dị tật hoặc loạn hình khác;
Dị dạng màng nhĩ và/hoặc thận;
Tiền sử mẹ bị tiểu đường thai kỳ;
Mắc hội chứng Branchio-Oto-Renal (Khe-Mang tai-Thận);
Dùng thuốc propylthiouracil điều trị bệnh tuyến giáp trong tam cá nguyệt đầu tiên.
Triệu chứng rò luân nhĩ
Nhiều trẻ sinh ra đã có “cái lỗ nhỏ” ở vành tai trên mà không biết là có thể là bệnh rõ luân nhĩ. Nguồn ảnh: BVAV
Bác sĩ Nguyễn Thị Hoài An – Giám đốc Bệnh viện An Việt cho biết nhiều trẻ sinh ra đã có “cái lỗ nhỏ” ở vành tai trên. Bác sĩ An cho biết đây là dị tật rò luân nhĩ. Dị tật này xuất hiện ngay sau khi trẻ được sinh ra và có thể xảy ra ở một bên hoặc cả hai bên tai.
Tỷ lệ của dị tật này ở người da trắng là 1% và ở người châu Phi, châu Á là 1-10%. Rò luân nhĩ có thể xuất hiện độc lập, đơn giản, nhưng cũng có thể kết hợp với những dị tật khác tạo thành những hội chứng biểu hiện bệnh lý toàn thân như hội chứng khe mang – tai – thận.
Bên trong lòng ống là nang lông, tuyến mồ hôi, tuyến bã… nên khi đường rò này hoạt động, các chất tuyến bã hoạt động tiết ra các chất bã nhờn, bã đậu trong đường rò đó, gây ra mùi khó chịu.
Nếu không vệ sinh sạch sẽ thì đây sẽ là ổ gây viêm nhiễm. Có những bệnh nhân đến bệnh viện với khuôn mặt lệch hẳn đi do viêm vùng lỗ rò. Đặc biệt là ở trẻ em. Các mẹ thấy có dịch chảy ra mùi khó chịu lại nặn rồi làm tự bôi thuốc không đúng khiến lỗ rò viêm nhiễm nặng.
Trong trường hợp rò luân nhĩ bị nhiễm trùng (khoảng 50%) thì trẻ có thể sốt, đau và lỗ rò sẽ viêm sưng đỏ. Nếu không được điều trị kịp thời với kháng sinh thích hợp thì lỗ rò luân nhĩ nhiễm trùng đó sẽ nhanh chóng trở thành một ổ áp xe ngay tại đó (khoảng 34%) hay tạo ra những ổ áp xe lan ra những vị trí khác quanh tai như áp xe ở trước tai, áp xe ở sau tai mà khiến ta có thể lầm lẫn với những bệnh lý khác cũng hay gặp ở trẻ như viêm tai xương chũm xuất ngoại, áp xe hạch, những khối u bội nhiễm.
Vi khuẩn gây nhiễm trùng thường là Staphylococcus epidermidis (31%), Staphylococcus aureus (31%), Streptococcus viridans (15%).
Vì vậy, bệnh rò luân nhĩ cần được điều trị tại cơ sở y tế uy tín với các bác sĩ chuyên khoa.