Lợi ích của kẽm mà mọi phụ nữ nên biết
Kẽm là khoáng chất rất cần thiết cho sức khỏe. Việc bổ sung đầy đủ kẽm hằng ngày còn mang đến nhiều lợi ích sức khỏe vô cùng quan trọng cho chị em phụ nữ.
6 việc làm hàng ngày giúp cải thiện tóc bạc
7 loại thực phẩm giúp giữ ấm cơ thể khi trời rét đậm
Suýt mất mạng vì tự mua thuốc uống khi bị sốt xuất huyết
Kẽm là gì?
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Kẽm là một khoáng chất vi lượng đặc biệt cần thiết để đảm bảo cho các chức năng của cơ thể cũng như các cơ quan trong cơ thể hoạt động bình thường. Nó đặc biệt quan trọng trong việc điều hòa sự phát triển của tế bào, giải phóng hormone, đáp ứng miễn dịch và hỗ trợ khả năng sinh sản.
Lợi ích của kẽm
Duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh
Kẽm giúp chống lại các độc tố và các chất lạ đe dọa khả năng miễn dịch của bạn. Về cơ bản, sự thiếu hụt kẽm sẽ làm tổn hại đến khả năng phòng vệ miễn dịch tự nhiên của bạn, khiến bạn dễ mắc bệnh hơn.
Giữ cho lượng đường trong máu của bạn ổn định
Insulin là hormone chịu trách nhiệm điều chỉnh lượng đường trong máu. Kẽm đóng vai trò tổng hợp, lưu trữ và giải phóng insulin trong tuyến tụy, gián tiếp đóng vai trò giữ cho lượng đường trong máu của bạn ổn định.
Giúp cơ thể bạn hồi phục
Gorin cho biết kẽm tương tác với tiểu cầu trong máu để giúp đông máu, vì vậy việc cung cấp đủ kẽm là rất quan trọng để chữa lành vết xước và vết cắt.
Giữ cho quá trình tiêu hóa của bạn hoạt động trơn tru
Kẽm hoạt động với protein trong mọi cơ quan và hỗ trợ gần 100 enzyme khác nhau với các quá trình khác nhau, một trong số đó là quá trình tiêu hóa. Cơ thể bạn không thể tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng đúng cách nếu không có nó.
Bổ sung bao nhiêu kẽm 1 ngày là đủ?
Bởi vì kẽm là một khoáng chất vi lượng, chúng ta chỉ cần tiêu thụ số lượng rất nhỏ để có đủ sức khỏe tối ưu.
Các báo cáo đã chỉ ra rằng phụ nữ từ 19 tuổi trở lên cần 8 miligam, phụ nữ mang thai cần 11 miligam và phụ nữ đang cho con bú cần 12 miligam kẽm mỗi ngày.
Kẽm có xu hướng được hấp thụ tốt hơn từ thực phẩm có nguồn gốc động vật so với thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Điều này có nghĩa là những người ăn chay và thuần chay, hoặc những người có chế độ ăn kiêng hạn chế lâu dài, có nhiều khả năng bị thiếu kẽm hơn. Vì vậy, việc bổ sung thêm kẽm vào chế độ ăn hàng ngày thông qua thuốc bổ sung hoặc thực phẩm chức năng là đặc biệt cần thiết cho nhóm đối tượng này.
Ở phụ nữ, việc bổ sung đủ kẽm đặc biệt quan trọng trong thời kỳ mang thai và để đảm bảo trẻ tăng trưởng và phát triển bình thường.