Lời khuyên để giữ sức khỏe trong ngày Tết
Để ngày Tết luôn khỏe mạnh thì bạn cần chú ý những điều dưới đây ngay hôm nay.
Đề nghị xử lý nghệ sĩ, người nổi tiếng quảng cáo thổi phồng công dụng "thần dược" giả
7 lợi ích bất ngờ của trà chuối với sức khỏe
Covid-19 sáng 19/1/2023: Lũy kế số ca khỏi bệnh là 10.612.220, đã tiêm hơn 265.9 triệu liều vaccine
Không uống quá nhiều rượu
Không uống quá nhiều rượu bia ngày Tết. Nguồn ảnh: Shutterstock
Thật khó có thể kiểm soát được mình trong những cuộc vui ngày Tết nhưng sức khỏe là vàng, bạn hãy hạn chế nhậu nhẹt quá chén, khiến cho cơ thể mệt mỏi vào sáng ngày hôm sau. Bạn có thể uống một chút rượu vang để kích thích vị giác và giúp thức ăn tiêu hóa nhanh hơn. Hạn chế uống các loại rượu pha từ cồn công nghiệp, tránh để xảy ra tình trạng ngộ độc rượu, sảng rượu.
Muốn uống rượu không bị say, trước khi uống rượu, bạn nên ăn một chút sữa chua hoặc uống một muỗng dầu olive. Dầu olive có tác dụng tạo lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày, hạn chế quá trình ngấm rượu quá nhanh vào máu. Tuyệt đối không được uống rượu khi đói, vì khi đó rượu sẽ kích thích lớp màng dạ dày. Nên ăn lót dạ một chút trước khi uống để chống say. Bạn có thể ăn một lát bánh mì nướng kèm mật ong hoặc hoa quả.
Hạn chế ăn đồ ngọt, tăng cường bổ sung chất xơ
Hãy cân nhắc trước lời mời gọi hấp dẫn từ những đĩa bánh kẹo ngày Tết nếu bạn không muốn cơ thể mình nạp quá nhiều đường ngọt. Ăn nhiều đồ ngọt là một trong những nguyên nhân gây lão hóa nhanh và tăng nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, béo phì, tim mạch.
Thay vào đó, bạn nên tăng cường bổ sung chất xơ cho cơ thể bằng cách ăn nhiều rau xanh, trái cây và uống ít nhất 1.5 lít nước mỗi ngày. Chất xơ giúp cơ thể bạn nhẹ nhàng hơn, hạn chế táo bón, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và giữ cho da dẻ mịn đẹp. Mâm cao cỗ đầy tới đâu cũng đừng quên có 1-2 đĩa rau xanh bạn nhé.
Hạn chế thức uống có gas và có cồn
Ngày Tết chẳng thể vắng mặt chén rượu, cốc bia hay ly nước ngọt. Dù biết những loại đồ uống này chẳng mấy lành mạnh nhưng nhiều người quan niệm cả năm mới có 1 lần ăn tết, cứ thả sức mà uống. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới các chứng bệnh liên quan tới dạ dày, tim, gan và não bộ. Những cuộc vui tới bến đôi khi lại trở thành hiểm họa không lường trước được. Vì thế, bạn hãy uống có chừng mực, đừng uống tới mức say mèm, không tỉnh táo.
Không hoạt động quá nhiều
Trạng thái thần kinh căng thẳng, dễ bị kích thích gây ảnh hưởng xấu đến quá trình tiêu hóa với các triệu chứng: co thắt, nôn mửa, trướng bụng. Nếu bạn có ý định làm cỗ mời khách đêm Giao thừa hoặc trong ngày Tết, hãy phân bổ công việc hợp lý để các thành viên trong gia đình giúp bạn một tay. Không nên đãi các món quá cầu kỳ. Trước khi tiếp khách, dành 10 phút để nằm nghỉ, hít thở sâu và thư giãn cơ bắp.
Chọn trang phục thích hợp
Trong những ngày này, nên chọn trang phục bạn cảm thấy mặc thoải mái, dễ chịu nhất. Không nên mặc đồ bó hoặc thắt lưng quá chật. Cẩn thận những cú sốc thời tiết dễ gây cảm đột ngột. Nên mang theo áo ấm dự phòng.
Chọn thực đơn đãi khách
Bạn muốn mời khách ăn cơm, nên chọn thực đơn cân bằng giữa lượng rau và thịt để dễ tiêu hóa. Bữa ăn nhẹ như: mì, phở, bún sẽ thích hợp hơn với cả chủ và khách trong ngày Tết. Chủ nhà vừa đỡ tốn công chuẩn bị, khách cũng dễ ăn, không bị “ngấy”. Nếu bạn đãi khách đồ biển thì chớ nên cho họ dùng kèm nước hoa quả kẻo… yếu bụng.
Ăn nhẹ vào mấy ngày trước Tết
Nếu bạn có ý định đãi khách vào đêm Tất niên, trước đó mấy hôm nên để dạ dày… thư giãn. Tránh uống rượu, ăn thức ăn có nhiều chất béo hay ăn các món sốt. Bữa trưa ngày 30 Tết, nên ăn nhẹ để chuẩn bị cho dạ dày phải làm việc nhiều vào bữa tối.