Lý do khiến bạn luôn thèm ăn muối

(Tieudung.vn) - Nếu bạn luôn thèm ăn muối thì hãy chú ý những nguyên nhân dưới đây nhé.

Lý do khiến bạn luôn thèm ăn muối

Lý do khiến bạn luôn thèm ăn muối
Nếu bạn luôn thèm ăn muối thì hãy chú ý những nguyên nhân dưới đây nhé.

Bạn căng thẳng

Lý do khiến bạn luôn thèm ăn muối

Bạn căng thẳng thì luôn thèm muối. Nguồn ảnh: Internet

Đối với một số người, căng thẳng làm giảm cảm giác đói, trong khi với số người còn lại, nó lại làm khuếch đại cảm giác đói. Elysia Cartlidge, một chuyên gia dinh dưỡng ở Ontario (Mỹ) nói: "Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến tuyến thượng thận của bạn cũng như khả năng điều chỉnh natri trong cơ thể. Điều này thường có thể dẫn đến tăng cảm giác thèm muối".

Tuyến thượng thận chịu trách nhiệm sản xuất và giải phóng cortisol, một loại hormone thường được gọi là "hormone căng thẳng". Khi căng thẳng lên cao độ, cortisol có thể khiến bạn thèm muối.

Do đó, nếu bạn có thể quản lý những cơn căng thẳng của mình, bạn sẽ giảm bớt cảm giác thèm ăn mặn.

Tăng tiết mồ hôi khiến bạn mất natri

Natri là chất điện giải nên thoát ra khỏi cơ thể khi bạn đổ mồ hôi. Nếu bạn tập luyện quá sức và đổ mồ hôi nhiều, lượng mồ hôi tăng lên có thể dẫn đến mất natri trong cơ thể. Điều này dẫn đến việc bạn thèm ăn muối để thay thế lượng natri đã mất.

Đương nhiên điều này không có nghĩa là bạn nên giảm bớt cường độ tập thể dục, mà đồng nghĩa với việc bạn nên lựa chọn nguồn cung cấp natri phù hợp hơn, ví dụ uống các đồ uống có chất điện giải.

Thiếu khoáng chất

Thèm ăn mặn có thể là dấu hiệu bạn bị thiếu canxi và kali. Vì vậy, khi bạn cảm thấy nhu cầu ăn muối tăng, đó có thể là cách cơ thể cảnh báo bạn đang bị thiếu khoáng chất.

Hàm lượng natri thấp

Hàm lượng natri thấp trong cơ thể cũng có thể làm tăng cảm giác thèm mặn. Sự thiếu hụt natri là một trạng thái sinh lý có thể xảy ra khi bạn ra quá nhiều mồ hôi lúc tập luyện cường độ mạnh.

Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS)

Trong những ngày gần đến kì kinh nguyệt, phụ nữ có thể trải qua những thay đổi cả về thể chất và cảm xúc. Những thay đổi này được gọi là hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS).

Một trong những triệu chứng phổ biến chính là thèm ăn những đồ ăn có nhiều muối. Điều này có liên quan đến sự thay đổi của các hormone trong cơ thể.

Những người thường bị PMS có thể thử:

Bổ sung canxi và vitamin B6: Một nghiên cứu năm 2016 đã chỉ ra rằng những phụ nữ bổ sung 500mg canxi và 40mg vitamin B6 ít gặp phải những triệu chứng của PMS hơn những người chỉ bổ sung B6.

Châm cứu và thảo dược. Một đánh giá các nghiên cứu cho thấy những phụ nữ có sử dụng thảo dược và đi châm cứu đã giảm 50% các triệu chứng PMS.

Vitex (cây Trinh Nữ): Loại thảo dược này có thể cải thiện phần nào các triệu chứng PMS. Tuy nhiên, những phụ nữ đang sử dụng những loại thuốc điều tiết hormone, hoặc thuốc tránh thai, hoặc những người nhạy cảm với hormone không nên sử dụng loại thảo dược này.
Thuốc tránh thai. Thuốc tránh thai có thể cải thiện các triệu chứng của PMS. Tuy nhiên, tùy vào loại thuốc tránh thai có mang những phụ và nguy cơ khác nhau. Vì vậy, cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Bệnh Addison

Bệnh Addison, hay còn gọi là bệnh suy tuyến thượng thận, xuất hiện khi tuyến thượng thận không tạo ra đủ các hormone cần thiết.  

Những hormone tiết ra bởi tuyến thượng thận kiểm soát những phản ứng của cơ thể đối với những tình trạng căng thẳng và điều hòa huyết áp. Hệ quả là những người bị mắc bệnh Addison có huyết áp rất thấp và thường đột suất thèm những loại đồ ăn nhiều muối.

Ngoài ra, những người bị bệnh Addison còn có những triệu chứng như:

Suy nhược

Mệt mỏi kéo dài

Chán ăn hoặc sụt cân không theo kế hoạch

Đau bụng

Buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy

Chóng mặt hoặc ngất do huyết áp thấp

Đường huyết thấp

Trầm cảm hoặc dễ bị cáu gắt

Đau đầu

Kinh nguyệt không đều hoặc không có kinh nguyệt

Những nguyên nhân gây ra bệnh Addison bao gồm:

Bệnh tự miễn

Bệnh lao

HIV/AIDS

Nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm

Vấn đề với tuyến yên

Dừng thuốc steroid sau một thời gian dài sử dụng

Bệnh Addison cần phải được điều trị để bổ sung những loại hormone mà tuyến thượng thận không sản sinh.

Trong những trường hợp nghiêm trọng, người bị bệnh Addison có thể rơi vào trạng thái khủng hoảng tuyến thượng thận. Đây là tình trạng cấp cứu, xảy ra khi lượng hormone cortisol trong cơ thể giảm đến mức nguy hiểm.