Lý do vì sao bạn nên uống trà sả mỗi ngày?
Trà sả không chỉ là một thức uống thơm ngon để giải khát mà còn mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe như: tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho hệ tiêu hóa, giảm nguy cơ mắc ung thư...
Sử dụng vật liệu nội thất: Ưu tiên yếu tố an toàn và bền vững để bảo vệ sức khỏe
Những sai lầm khi ăn mì chính có thể gây hại cho sức khỏe
5 nhóm người không nên ăn giá đỗ để bảo vệ sức khỏe
Thúc đẩy tiêu hóa khỏe mạnh
Sả giúp giải quyết các vấn đề về tiêu hóa vì nó hoạt động như một loại thuốc lợi tiểu tự nhiên. Nó có thể giúp giảm buồn nôn, táo bón, đầy hơi và làm dịu dạ dày để giữ cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Trong một nghiên cứu cho thấy sả có tác dụng chống loét dạ dày, giúp giảm bớt chứng chuột rút.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Tăng lượng hồng cầu
Theo một nghiên cứu vào năm 2015 cho thấy, uống trà sả trong khoảng thời gian 30 ngày liên tiếp có thể làm tăng nồng độ Hemoglobin, thể tích hồng cầu và số lượng hồng cầu trong máu.
Nghiên cứu này làm thực hiện trên 105 đối tượng bắt đầu bằng việc lấy máu xét nghiệm. Và tiếp tục lấy máu xét nghiệm vào ngày thứ 10 và ngày thứ 30 của quá trình nghiên cứu này. Trong quá trình này, 105 đối tượng nghiên cứu được uống trà sả liên tục trong vòng 30 ngày. Kết quả cho thấy trà sả làm tăng sinh hồng cầu trong cơ thể người do đặc tính chống oxy hóa mà trà sả mang lại.
Hỗ trợ giảm cân
Trà sả được sử dụng như một loại trà giải độc để tăng cường trao đổi chất, giúp hỗ trợ thêm cho việc giảm cân. Theo báo cáo năm 2013 được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ, sự hiện diện của hợp chất polyphenol và hàm lượng caffeine trong sả làm tăng tiêu hao năng lượng và oxy hóa chất béo, từ đó góp phần giảm cân.
Giảm nguy cơ ung thư
Mặt khác, Citral trong sả cũng được cho là có khả năng chống lại các tế bào ung thư.
Điều này xảy ra bằng cách Citral gây chết tế bào ung thư một cách trực tiếp hoặc tăng cường hệ thống miễn dịch chống lại tế bào ung thư.
Trà sả đôi khi được sử dụng như một liệu pháp bổ trợ cho quá trình hóa trị và xạ trị. Nếu sử dụng trà sả trong quá trình điều trị bệnh ung thư, bạn nhớ tham khảo ý kiến bác sĩ.
Giảm huyết áp cơ thể
Nước sả có thể làm giảm huyết áp của cơ thể bằng cách giảm viêm và giúp cơ thể thư giãn.
Tính đến cuối 2018 thì rất nhiều nguyên cứu cũng đang được thực hiện để đưa ra lý do để nước xả có thể làm giảm huyết áp cho những người bị huyết áp cao.
Trong đó có 1 nguyên cứu đã chỉ ra rằng: Với 72 người cùng tham gia việc uống trà xanh và trà sả hằng ngày, khi kết thúc nguyên cứu thì các nhà nghiên cứu đã đưa ra kết quả rằng những người uống trà sả hằng ngày đã giảm huyết áp một cách đáng kể. Họ cũng cảm thấy nhịp tim đã giảm và cảm thấy thư giãn hơn.
Làm giảm mức Cholesterol trong máu
Theo một nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Công nghệ và Nghiên cứu dược phẩm tiên tiến, cho rằng tinh dầu chiết xuất từ sả có thể làm giảm Cholesterol ở động vật.
Nghiên cứu này cũng lưu ý rằng, tác dụng này của tinh dầu sả phụ thuộc vào liều lượng chiết xuất. Có nghĩa là bạn sử dụng nhiều sả hơn thì lượng Cholesterol trong cơ thể bạn giảm nhiều hơn và giúp bạn duy trì được vóc dáng thon gọn. Tuy nhiên, tác dụng này của trà sả cần được nghiên cứu thêm.
Tăng cường hệ miễn dịch
Uống nước sả có thể giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch bởi nó có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất giúp chống lại các căn bệnh thường gặp như cảm cúm hoặc cảm lạnh.
Trong nước sả có rất nhiều vitamin A và vitamin C, cả 2 vitamin này đều có khả năng tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể rất tốt.
Sả được bán khá phổ biến tại Việt Nam tại các khu chợ hay siêu thị tiện lợi, siêu thị thực phẩm,…
Uống một ly nước sả nóng có thể làm giảm đi cơn đau họng của bạn rất hiệu quả. Khả năng năng chống viêm của nước sả sẽ giúp giảm viêm và làm dịu đi sự kích ứng của niêm mạc họng.
Uống nước sả có tác dụng phụ không?
Uống nước sả với một lượng vừa phải hằng ngày sẽ an toàn cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc uống quá nhiều nước sả sẽ gây khá nhiều tác dụng phụ đối với dạ dày cũng như các trình trạng nghiêm trọng khác. Bạn có thể tránh được các tác dụng phụ này bằng việc tiêu thụ một lượng nước sả nhỏ. Dưới đây là một vài tác dụng phụ có thể xảy ra khi uống loại thảo dược này:
- Trà sả gây dị ứng khá mạnh cho những người bị dị ứng với cây sả. Vì vậy, bạn đừng uống nước sả nếu bạn bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của sả. Hãy ngừng uống nước sả ngay lập tức nếu gặp phải các triệu chứng như sưng cổ họng, khó thở và phát ban da.
- Nếu bạn tiêu thụ một lượng nước sả lớn trong ngày sẽ khiến cho gan quá tải trong việc xử lý các chất oxy hóa, dẫn đến gan và thận sẽ bị rối loạn. Đối với những người thận yếu hoặc gan yếu thì không nên uống nhiều nước sả.
- Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú thì tuyệt đối không nên uống nước sả bởi vẫn chưa có đủ bằng chứng để cho thấy nó an toàn với thai kỳ. Một số chuyên gia bác sĩ thai phụ đã cảnh báo rằng việc uống nước sả có thể làm tăng kinh nguyệt, và có một lo ngại là nó có thể gây sảy thai.
Cách nấu nước sả tươi để uống hằng ngày
– Bước 1: Cắt thân xả thành từng khúc từ 2 đến 3 cm
– Bước 2: Đun sôi một cốc nước
– Bước 3: Khi nước vừa sôi, cho sả vào cốc nước sôi khoảng 5 phút
– Bước 4: Lọc bỏ xác sả và lấy nước để uống giống như trà
Bạn cũng có thể thêm đá vào để uống nếu bạn thích uống lạnh hơn.
Ngoài phương pháp trên thì bạn có thể kết hợp với một số phương pháp khác như lá đu đủ, mật ong, tắc,… nó sẽ đặt biệt rất hiệu quả để bạn giảm cân đấy.
Liều lượng an toàn mà bạn sử dụng mỗi ngày là khoảng 200 ml, với những người đang bị đau họng, cảm lạnh có thể sử dụng từ 400 đến 500 ml mỗi ngày.