Mùa lạnh ăn tỏi theo 4 cách này sức khỏe cải thiện bất ngờ

(Tieudung.vn) - Ngoài dùng tỏi để xào nấu, chị em có thể sử dụng tỏi theo 4 cách này để bồi bổ sức khỏe trong mùa lạnh.

Mùa lạnh ăn tỏi theo 4 cách này sức khỏe cải thiện bất ngờ

Mùa lạnh ăn tỏi theo 4 cách này sức khỏe cải thiện bất ngờ
Ngoài dùng tỏi để xào nấu, chị em có thể sử dụng tỏi theo 4 cách này để bồi bổ sức khỏe trong mùa lạnh.

Ăn tỏi ngâm mật ong

Mùa lạnh ăn tỏi theo 4 cách này sức khỏe cải thiện bất ngờ

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Tỏi ngâm mật ong là sự kết hợp tuyệt vời, đem đến những lợi ích cho phổi, gan và dạ dày. Món ăn này còn góp phần giảm căng thẳng, giúp bạn có làn da mịn mang, đẹp từ bên trong.

từ ThS.BS Hoàng Khánh Toàn (Nguyên Trưởng khoa Đông y, Trung ương Quân đội 108) cho biết, trong tỏi vốn có vị cay, tính ôn, chứa các loại tinh dầu và giàu vitamin sẽ giúp sát khuẩn, tiêu đờm, giải độc tốt. Do đó, tỏi thường được dùng trong Đông y để chữa một số bệnh liên quan đến tiêu hóa, hô hấp như tả, lị, viêm do hô hấp, tăng huyết áp, tăng cholesterol,...

Trong khi đó mật ong có tính chống viêm, sát khuẩn, được dùng làm thuốc bổ toàn thân, nhuận tràng, chữa đau dạ dày, viêm phế quản,...

Khi kết hợp 2 nguyên liệu tuyệt vời này sẽ càng tốt cho sức khỏe, giảm căng thẳng tinh thần và đẹp làn da.

Ăn tỏi ngâm đường phèn

Khi thời tiết chuyển lạnh, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp là rất phổ biến. Đừng quá lo vì đã có cách giảm nguy cơ mắc bệnh hiệu quả với tỏi ngâm đường phèn.

Sự kết hợp giữa tỏi và đường phèn có giảm ho, bổ phổi, phòng ngừa cảm cúm, do đó nếu ai thường dễ bị ốm vặt vào mùa lạnh thì đây là cách chữa trị hiệu quả.

Đường phèn là nguyên liệu giúp bổ trung ích khí, hòa vị nhuận phế nên tốt cho đường hô hấp, điều trị các trường hợp viêm khí phế quản, đau họng, ho khan, chóng mặt, đau nhức đầu,...Ngoài ra còn giúp làn da nhuận sắc bởi những dưỡng chất từ tỏi.

Ăn tỏi ngâm giấm gạo

Nếu bạn muốn bổ phổi, giảm huyết áp và giảm mỡ máu thì không nên bỏ qua hỗn hợp tỏi ngâm giấm gạo.

Theo Đông y, giấm gạo có vị chua, tốt cho gan, chữa các chứng bệnh như sình bụng, khó tiêu do rượu, bia, thịt cá. Nếu ngâm tỏi với giấm gạo sẽ giúp ngừa các triệu chứng mỡ máu cao, huyết áp cao và đầy hơi, đau bụng.

Ăn tỏi sống

Buổi sáng là "thời điểm vàng" để ăn tỏi bởi tỏi sẽ phát huy tác dụng tốt nhất khi bụng còn đói, các đặc tính của tỏi sẽ tác động đến các vi khuẩn tốt bên trong cơ thể, kích thích hoạt động của chúng. Ăn tỏi sống có thể đem lại một số công dụng sau đây:

Tuổi thọ cao hơn

Tỏi dù không trực tiếp giúp gia tăng tuổi thọ xong nó có thể làm cho huyết áp của chúng ta cân bằng, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, từ đó giúp duy trì tuổi thọ cao.

Làm cho não khỏe mạnh hơn

Tỏi có tác dụng bảo vệ nhất định đối với dây thần kinh não bộ của chúng ta, có tác dụng ngăn ngừa tốt bệnh Alzheimer, phục hồi trí nhớ rất tốt.

Có thể làm giảm lượng đường trong máu

Một số chất có trong tỏi có tác dụng ổn định lượng đường trong máu và tác động tốt đến quá trình bài tiết insulin, nhờ đó có thể kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Do đó, nếu lượng đường trong máu cao, bạn có thể ăn một chút tỏi.

Cải thiện cholesterol, giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Theo nhiều nghiên cứu, tỏi có tác dụng hạ mức cholesterol xấu và tăng lượng cholesterol tốt trong cơ thể, giúp loại bỏ các mảnh xơ vữa bám trên thành mạch máu.

Giải độc kim loại nặng

Thói quen ăn tỏi mỗi ngày sẽ giúp các hợp chất lưu huỳnh có trong tỏi bảo vệ nội tạng khỏi những tổn thương và thải kim loại nặng. Thói quen ăn 3 tép tỏi sống mỗi ngày có hiệu quả trong việc giảm kim loại nặng trong cơ thể.

Lưu ý khi tiêu thụ tỏi mỗi ngày

Việc ăn tỏi thường xuyên với liều lượng khoảng 1 củ tỏi mỗi ngày vẫn đảm bảo an toàn và rất hiếm khi bị dị ứng. Lượng tỏi được khuyến nghị hàng ngày là từ 1/2-1 củ tỏi mỗi ngày (khoảng 3.000-6.000mcg allicin).