Nhiều người nhầm lẫn giữa viêm mũi dị ứng và viêm xoang
Viêm mũi dị ứng và viêm xoang thường bị nhầm lẫn do có nhiều triệu chứng giống nhau nên bạn hãy chú ý phân biệt để có phương pháp điều trị hiệu quả.
Cách phòng ngừa say nắng, sốc nhiệt khi thời tiết nóng
Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể khi bạn quên uống nước 1 ngày?
Lợi ích của việc tập thể dục với phụ nữ mang thai
Cách phân biệt viêm mũi dị ứng và viêm xoang
Viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng là bệnh lý thể hiện sự phản ứng của hệ miễn dịch nhằm đáp ứng lại các chất đặc hiệu gọi là dị nguyên. Nguồn ảnh: Internet
Viêm mũi dị ứng là bệnh lý thể hiện sự phản ứng của hệ miễn dịch nhằm đáp ứng lại các chất đặc hiệu gọi là dị nguyên. Ví dụ về dị nguyên thường gặp là phấn hoa, lông vật nuôi trong nhà, bọ nhà,... Các triệu chứng thường gặp của viêm mũi dị ứng bao gồm: Hắt hơi, chảy nước mũi trong, ngạt mũi, ngứa mũi, ho, cảm giác đờm ở trong họng, ngứa mắt, chảy nước mắt...
Triệu chứng của viêm mũi dị ứng:
Hắt hơi nhiều
Chảy nước mũi liên tục
Ngứa vùng mũi
Đau nhức đầu
Ngạt mũi, tắc mũi, khó thở
Cơ thể mệt mỏi, chán ăn
Giảm sự tập trung
Ho dai dẳng
Đỏ mắt, ngứa mắt
Viêm mũi dị ứng là bệnh có thể do di truyền. Nếu không điều trị kịp thời, để tái phát nhiều lần có thể dẫn tới viêm xoang mạn tính và polyp mũi.
Viêm xoang
Viêm xoang là bệnh phổ biến trong xã hội hiện đại, do hiện tượng nhiễm trùng của các xoang. Đây là tình trạng nhiễm trùng của màng niêm mạc lót trong lòng các xoang gây ra bởi vi trùng, siêu vi trùng hay dị ứng dẫn tới phù nề, thu hẹp đường kính các lỗ xoang làm cho mủ và dịch viêm ứ đọng trong xoang do không thoát được ra ngoài.
Xoang có sự liên hệ mật thiết với mũi, và mũi là nơi tiếp xúc thường xuyên của cơ thể với môi trường bên ngoài cho nên khi môi trường không tốt sẽ gây mũi và một thời gian sau xoang cũng bị viêm.
Trời trở lạnh có thể khiến viêm xoang có những triệu chứng nặng hơn, ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Hoài An, người bị viêm xoang thường gặp các triệu chứng sau:
PGS.TS Nguyễn Thị Hoài An. Nguồn ảnh: BVAV
Nghẹt mũi hoặc sổ mũi với tình trạng chất nhầy khác nhau. Nước mũi trong, loãng nhiều khả năng bạn bị viêm xoang mạn tính). Nước mũi vàng đặc hoặc xanh, thỉnh thoảng có chút máu là viêm xoang cấp tính.
Hắt hơi, có thể kèm theo ho. Hắt hơi nhiều lần liên tục, đặc biệt khi thức dậy mỗi buổi sáng.
Dịch mũi chảy từ mũi vào cổ họng.
Ngáy và thở bằng miệng vào ban đêm (thường gặp ở trẻ em).
Mũi và cổ họng sưng tấy.
Ù tai.
PGS Hoài An cho biết, viêm xoang có thể được điều trị theo nhiều cách khác nhau phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý của người bệnh. Việc được điều trị phải được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa và sau khi thăm khám cụ thể cho bệnh nhân.
Ngoài ra, một trong những điều người bị viêm xoang cần chú ý chính là việc giữ ấm cho cơ thể. Khi ra ngoài nhất thiết phải đeo khẩu trang để tránh không khí lạnh trực tiếp đi vào mũi, khẩu trang sẽ giúp không khí đi vào cơ thể ấm hơn.
Ngoài ra, một chế độ dinh dưỡng phù hợp cũng giúp cơ thể tăng sức đề kháng và tuyệt đối không tự ý chữa xoang theo những phương pháp chưa được kiểm chứng trên mạng để tránh "tiền mất tật mang".