Những điều cần tránh khi sơ cứu người bị đột quỵ
Sơ cấp cứu ban đầu cho người bị đột quỵ là kỹ năng cần thiết cho mọi người. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý tránh những sai lầm khi sơ cứu người bị đột quỵ dưới đây.
Nhận biết dấu hiệu đột quỵ vào mùa đông và cách phòng tránh
Thời tiết lạnh sâu, nhiều người bị đột quỵ
Điều gì sẽ xảy ra khi tiêm phòng cúm mỗi năm cho người lớn tuổi?
Những điều cần tránh khi sơ cứu người bệnh bị đột quỵ
Cần lưu ý những sai lầm khi cấp cứu người đột quỵ thường gặp đó là:
- Cho người bị đột quỵ uống thuốc: Rất nhiều trường hợp người thân khi thấy người bị đột quỵ liền cho sử dụng các loại thuốc. Tuy nhiên, với người bệnh bị đột quỵ, tuyệt đối không được tự ý cho uống bất kỳ loại thuốc gì. Bởi có nhiều nguyên nhân gây ra đột quỵ và người nhà không thể tự xác định được loại đột quỵ.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Trong các loại thuốc có thể có thành phần chống đông máu khiến tình trạng chảy máu não nặng hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân. Hơn nữa khi uống thuốc có thể gây ra tình trạng nghẹn, mắc dị vật ở đường thở cho người bệnh.
- Chích rạch máu ở đầu ngón tay, ngón chân hoặc dùng các biện pháp dân gian như bôi vôi vào lòng bàn tay. Việc chích rạch có thể khiến người bị đột quỵ chảy máu và gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị của bác sĩ, phản khoa học.
- Không cho bệnh nhân ăn hoặc uống bất cứ thứ gì: Tránh đưa thức ăn hoặc nước uống cho người bị đột quỵ não. Bởi vì, bệnh nhân thường không tỉnh táo và có thể có rối loạn nuốt. Do đó, cho người bệnh ăn hoặc uống có thể dẫn đến nghẹn, sặc gây suy hô hấp và hệ quả là viêm phổi.
- Để người bệnh nằm bất động, hoặc nằm tại nhà nhiều ngày sau đó mới đưa đến viện. Trong trường hợp người thân có dấu hiệu đột quỵ, cần đưa ngay đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
Tế bào não sẽ chết chỉ trong vài phút nếu không được cấp máu hoặc oxy. Đối với đột quỵ thiếu máu não, khi mạch máu lớn trong não bị tắc, cứ mỗi giây trôi qua có 32.000 tế bào não chết và cứ mỗi phút trôi qua sẽ có 1,9 triệu tế bào não chết.
Cơ hội để dùng thuốc tiêu sợi huyết chỉ trong 4,5 giờ kể từ khi khởi phát đột quỵ. Cơ hội để can thiệp lấy huyết khối chỉ trong 6 giờ đầu, một số trường hợp đặc biệt có thể tới 24 giờ. Do đó, càng đến viện sớm bao nhiêu thì tỷ lệ điều trị thành công càng cao.
Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ
Biểu hiện của đột quỵ được viết tắt bởi từ FAST. Có thể các biểu hiện của đột quỵ không rõ ràng ngay từ đầu. Mọi người cần nắm rõ các biểu hiện của đột quỵ hoặc các bất thường để đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất:
F (Face): Yêu cầu bệnh nhân cười hoặc nhe răng để xem miệng có bị lệch hoặc bị trĩu xuống không
A (Arm): Yêu cầu bệnh nhân giơ tay lên để quan sát xem tay có bị rơi xuống hoặc yếu hay không
S (Speech): Yêu cầu bệnh nhân nói từ đơn giản xem giọng nói có khó khăn hoặc không nói được.
T (Time): Gọi đến cơ sở y tế để đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế bằng xe cứu thương.
Đột quỵ gồm 2 thể chính đột quỵ chảy máu não và đột quỵ nhồi máu não. Đột quỵ có nguy cơ gây tử vong cao hoặc để lại di chứng nặng nề nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Với đột quỵ nhồi máu não trong gần đây có nhiều bước tiến trong phương án điều trị. Nếu cấp cứu trong vòng 4,5 giờ đầu có thể dùng các loại thuốc để làm tan các cục máu đông. Nếu bệnh nhân có tắc các mạch lớn hơn, có thể can thiệp động mạch để lấy huyết khối, tái thông mạch máu não, giúp máu lên não trơn tru.
Ngày nay, với đột quỵ nhồi máu não trong vòng 4,5 giờ đầu có thể tiêu sọ huyết. Nếu phát hiện trong vòng từ 6giờ - 24giờ có thể can thiệp nội mạch. Tùy vào nguyên nhân gây đột quỵ nhồi máu não để đưa ra phương án điều trị.
Ngay khi người bệnh có dấu hiệu đột quỵ, cần nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế để được cấp cứu để hiệu quả điều trị được tốt nhất.