Những đồ uống tốt cho người bệnh máu nhiễm mỡ
Mỡ máu cao là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim… Vì vậy, người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung nước uống giảm mỡ máu để đẩy lùi được tình trạng này.
6 lợi ích bất ngờ của việc ngâm hạt hạnh nhân trước khi ăn
7 tác hại nghiêm trọng của việc ăn mặn, bạn nên biết
3 cách bảo quản tỏi đen bạn cần nhớ
Nước ép nghệ
Nghệ từ lâu đã được biết đến là một nguyên liệu có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người, trong đó có khả năng làm giảm mỡ máu vô cùng hiệu quả.
Các nhà khoa học đã chứng minh hoạt chất Curcumin trong nghệ vàng có tác dụng giảm lắng đọng mỡ trong động mạch, đồng thời có tác dụng chống viêm, chống thấp khớp, ngăn ngừa oxy hóa và kháng khuẩn.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Nước ép bông cải xanh
Bông cải xanh là một loại thực phẩm giảm mỡ máu mà bạn không nên bỏ qua. Trong bông cải xanh có chứa hợp glucoraphanin, hợp chất này có tác dụng thiết lập lại quá trình chuyển hóa tế bào trong cơ thể.
Khi các năng lượng của tế bào hoạt động không được tốt, các chất dư thừa tạo thành cholesterol, từ đó hình thành các mô mỡ, gây béo phì. Nếu bạn bổ sung nước ép bông cải xanh mỗi ngày, tình trạng mỡ máu, gan nhiễm mỡ sẽ giảm đáng kể.
Nước ép lựu
Nước ép lựu cũng là một loại nước uống giảm mỡ máu mà người bệnh nên bổ sung mỗi ngày. Lựu có chứa các hóa chất thực vật giúp chống oxy hóa, bảo vệ lớp nội mạc động mạch trước những tác nhân gây tổn thương.
Theo các nghiên cứu, nước ép lựu còn kích thích cơ thể sản sinh oxit nitric, giúp cho động mạch thông thoáng và lưu thông máu dễ dàng hơn.
Nước ép rau diếp cá
Nước ép rau diếp cá chính là một loại nước uống tốt mà người bị máu nhiễm mỡ không nên bỏ qua. Rau diếp cá có nhiều cellulose giúp hạ mỡ trong máu. Bản thân chất này không bị hấp thụ vào cơ thể nhưng lại có tác dụng tạo cảm giác no, giảm cơn thèm ăn. Từ đó, nhu cầu ăn uống của cơ thể cũng giảm đi.
Sữa đậu nành
Đậu nành có ít chất béo bão hòa và là một loại thực phẩm có tác dụng giúp làm giảm cholesterol hiệu quả. Với những người có nguy cơ cao bị máu nhiễm mỡ, việc thay thế các ly sữa giàu chất béo bằng sữa đậu nành hoặc sữa tươi không đường có thể giúp giảm hoặc kiểm soát mức cholesterol trong máu.
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ khuyến nghị nên tiêu thụ 25g protein từ đậu nành mỗi ngày (khoảng 250ml sữa đậu nành) kết hợp với chế độ ăn ít chất béo bão hòa và cholesterol để giúp giảm mức cholesterol xấu từ 5-6%. Khi sử dụng, nên uống sữa đậu nành nguyên chất, hạn chế thêm đường, muối và chất béo khác.
Sữa yến mạch
Ăn các loại thực phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt, chẳng hạn như yến mạch, lúa mạch giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Yến mạch và lúa mạch đặc biệt hơn vì chúng chứa nhiều chất xơ hòa tan được gọi là beta glucan. Một ly sữa yến mạch 25 ml có thể cung cấp 1g beta-glucan giúp ức chế sự hấp thụ cholesterol từ thức ăn và giúp giảm cholesterol xấu trong máu một cách hiệu quả.
Đồ uống yến mạch, bao gồm cả sữa yến mạch, có thể được sử dụng thay thế cho các sản phẩm từ sữa, có xu hướng chứa nhiều chất béo và nên được tiêu thụ ở mức độ vừa phải.
Sữa yến mạch có thể có thêm đường và chúng có ít chất xơ hơn yến mạch nguyên chất. Sữa yến mạch có 90-120 calo mỗi cốc, vì vậy điều quan trọng là phải kiểm tra khẩu phần, người bệnh máu nhiễm mỡ cũng chỉ nên uống sữa yến mạch với liều lượng vừa phải.
Nước ion kiềm
Nước ion kiềm hay nước điện giải là nước uống giảm mỡ máu được rất nhiều người sử dụng hiện nay.
Đây là loại nước được tạo ra ở cực âm của máy lọc nước điện giải thông qua quá trình điện phân nước. Không chỉ là loại nước sạch, nước ion kiềm còn là nguồn nước tốt cho sức khỏe, có tác dụng ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh nguy hiểm, trong đó có bệnh máu nhiễm mỡ.