Những loại thuốc nên mua dự phòng dịp Tết
Dưới đây là những loại thuốc các gia đình nên dự trữ trong những ngày Tết.
3 nhóm người không nên chạy bộ vào buổi tối
Cách chọn và bảo quản mứt Tết an toàn cho sức khỏe
6 lý do mà bạn phải bổ sung hải sản vào chế độ ăn
Nước muối sinh lý
Ngày Tết đi lại nhiều trong điều kiện thời tiết lạnh, gió rét, bụi bặm dễ gây khó chịu cho mắt và mũi. Mỗi gia đình cần dự trữ sẵn Natri clorid 0,9% chỉ định dùng nhỏ mắt, mũi và súc họng thường xuyên để để rửa trôi bụi bặm, giảm các triệu chứng nghẹt, sổ mũi và phòng ngừa viêm hô hấp.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Thuốc cảm cúm
Thuốc cảm cúm là một trong những thuốc nên dự phòng dịp Tết. Mùa đông, nhiệt độ ngày và đêm có sự chênh lệch lớn. Hơn nữa, hầu hết mọi người đều phải đi lại nhiều, dễ đối diện cảm, sốt, đau đầu. Lúc này, thuốc cảm cúm có thể làm giảm hiệu quả các triệu chứng như sốt, nhức đầu, sổ mũi, hắt hơi,...
Thuốc hạ sốt
Nên có paracetamol dùng cho người lớn và trẻ em. Nếu dùng aspirin thì chỉ dành cho người lớn và không dùng cho người có tiền sử bệnh lý đường tiêu hóa. Tuy nhiên, trong những ngày Tết, nhiều người chúc rượu, vì vậy cần lưu ý, việc uống rượu quá nhiều và dài ngày có thể làm tăng nguy cơ paracetamol gây độc cho gan. Khi phải dùng đến thuốc hạ nhiệt giảm đau paracetamol thì không được uống rượu.
Thuốc chống khó tiêu
Dịp Tết, cỗ bàn là điều khó tránh. Ăn quá no dễ gây chướng bụng, đau bụng và khó tiêu. Để đề phòng, bạn nên mua thuốc chống khó tiêu, men tiêu hóa trữ sẵn trong nhà.
Thuốc tiêu chảy
Ngoài tình trạng khó tiêu, ăn uống không kiểm soát dịp Tết còn có thể dẫn đến tiêu chảy. Để không ảnh hưởng đến việc thăm hỏi họ hàng, chào đón năm mới, nên trữ sẵn một chút thuốc chống tiêu chảy. Khi bệnh ghé thăm, bạn có thể dùng luôn tránh mất nước, ảnh hưởng sức khỏe.
Thuốc chống dị ứng
Du xuân dịp Tết, cơ thể có thể bị dị ứng với các yếu tố như môi trường, thực phẩm, khí hậu,... Do vậy, bạn nên chuẩn bị thuốc chống dị ứng. Các loại thuốc chống dị ứng phổ biến bao gồm viên loratadine, viên levocetirizine hydrochloride, viên nén giải phóng kéo dài mizolastine và các thuốc kháng histamine khác.
Thuốc bôi ngoài da
Di chuyển nhiều, việc va đập đôi khi có thể xảy ra, gây nên chấn thương nhỏ. Để không bị động, bạn nên chuẩn bị thuốc bôi bên ngoài, băng gạc. Nếu không sử dụng ngay, chúng vẫn cần thiết khi chấn thương trong các hoạt động ngày thường.
Các thuốc trị bệnh mạn tính
Những người bị bệnh mạn tính như tim mạch, tăng huyết áp, bệnh đường hô hấp, tiêu hóa, bệnh đái tháo đường, hen suyễn... ngoài việc có thuốc dùng đủ thì nên ăn uống kiêng khem đúng mực, không uống rượu bia, ăn quá nhiều đồ ngọt, ăn mặn….