Những loại ung thư thường gặp ở người cao tuổi
Ung thư ở người cao tuổi là một tình trạng ung thư phát triển ở những người trong độ tuổi từ 65 tuổi trở lên. Dưới đây là những loại ung thư phổ biến nhất thường gặp ở người cao tuổi.
Những chất bổ sung nào giúp hỗ trợ sức khỏe thận?
Những vitamin cần thiết nên bổ sung trong mùa hè
Công ty Vương Thành Công: Chọn cà phê hữu cơ vì sức khỏe người tiêu dùng Việt
Ung thư tuyến tiền liệt
Ung thư tuyến tiền liệt là bệnh lý ác tính phát triển trong tuyến tiền liệt, một tuyến nằm dưới bàng quang ở nam giới sản xuất tinh dịch. Hầu hết các ung thư tuyến tiền liệt phát triển chậm. Nhưng có những trường hợp xâm lấn, khối u có thể lan ra các phần khác của cơ thể, đặc biệt là xương và các hạch bạch huyết.
Những nam giới trên 65 tuổi thường dễ mắc ung thư tuyến tiền liệt. Thông thường bệnh này có thể xuất hiện từ nhiều năm trước nhưng do triệu chứng của bệnh không rõ ràng, diễn biến chậm nên khó phát hiện nếu không đi khám thường xuyên. Bệnh có thể được điều trị triệt để khi thực hiện phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt hoặc thực hiện xa trị.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Ung thư bàng quang
Những người trong độ tuổi từ 50 – 70 có khả năng bị ung thư bàng quang rất cao. Khi xuất hiện những triệu chứng như: khó tiêu, có máu hay vón cục máu trong nước tiểu, đau khi đi tiểu, đau ở vùng thắt lưng chứng tỏ bệnh đang tồn tại trong cơ thể. Để điều trị bệnh này hiệu quả, phương pháp chữa trị ung thư bàng quang kết hợp phẫu thuật, hóa trị và xạ trị.
Phần lớn ung thư bàng quang được chẩn đoán ở giai đoạn sớm khi ung thư còn có thể điều trị được. Tuy nhiên, ngay cả đối với giai đoạn đầu, ung thư bàng quang vẫn có khả năng tái phát rất cao. Vì thế, những người sống sót sau ung thư bàng quang nên được thử nghiệm theo dõi để phát hiện ung thư tái phát nhiều năm sau khi chấm dứt điều trị.
Ung thư tuyến tụy
Tuyến tụy nằm sâu trong ổ bụng, với chiều dài khoảng 10-15cm và có hình dạng giống như 1 con nòng nọc. Phần đuôi tụy là những tế bào có nhiệm vụ sản xuất insulin, và các khối u xuất hiện ở đuôi tụy thường là các khối u nội tiết – dễ chẩn đoán nhưng tỷ lệ mắc khá hiếm.
Các triệu chứng cảnh báo ung thư tuyến tụy như: buồn nôn, mất cảm giác ngon miệng, sút cân, vàng da, đau bụng trên và giữa. Tuy nhiên các triệu chứng của bệnh khó phát hiện và chẩn đoán do tuyến tụy nằm phía sau các cơ quan khác nên bệnh này thường được phát hiện khá muộn. Bệnh hoàn toàn có thể chữa trị khỏi khi sử dụng phương pháp phẫu thuật, hóa trị hay xa trị.
Ung thư gan
Năm 2018 thế giới ghi nhận hơn 840 nghìn người phát hiện mới ung thư gan, phần lớn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Đàn ông trên 40 tuổi thường mắc ung thư nhiều hơn so với nữ giới. Ung thư gan thường liên quan tới ung thư siêu vi B.
Bệnh xuất hiện khi trước đó người bệnh có tiền sử mắc bệnh viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ không điều trị dứt điểm. Bệnh được điều trị thông thường bằng phẫu thuật, khi đã di căn sang các bộ phận khác sử dụng phương pháp xạ trị, hóa trị.
Hướng dẫn cách phòng tránh ung thư phổ biến
- Việc duy trì chế độ ăn uống lành mạnh là một trong những cách phòng chống ung thư dễ thực hiện. Bạn nên ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt, hạn chế ăn thịt đỏ và thịt chế biến sẵn. Từ đó cắt giảm lượng chất béo xấu (chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa) và ưu tiên chọn chất béo lành mạnh (chất béo không bão hòa, bao gồm chất béo đa và chất béo đơn, thuộc nhóm chất béo tốt, có nhiều lợi ích quan trọng với cơ thể).
- Hoạt động thể chất thường xuyên cũng là một trong những cách phòng tránh ung thư hiệu quả. Bạn nên tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày để đảm bảo hiệu quả phòng ngừa ung thư. Chọn các hoạt động bạn thích, bao gồm: tập thể dục, đi bộ, làm vườn và khiêu vũ.
Tạo thói quen tập thể dục bằng cách dành ra một khoảng thời gian cố định trong ngày để tập luyện, có thể đi đến phòng tập vào giờ ăn trưa hoặc đi dạo sau bữa tối.
- Cách phòng tránh ung thư tiếp theo là duy trì cân nặng hợp lý, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư. Đầu tiên, nếu bạn thừa cân, hãy tập trung vào việc không tăng cân nữa. Sau đó, bạn cần cố gắng giảm cân bằng cách vận động, ăn uống hợp lý để tăng cường sức khỏe.
- Cách phòng tránh ung thư tiếp theo là tránh tiếp xúc không cần thiết với bức xạ, các độc tố công nghiệp và môi trường như: sợi amiăng, benzen, amin thơm và polychlorinated biphenyls (PCBs).
- Phòng ngừa bệnh ung thư bằng cách không hút thuốc lá. Thuốc lá gây ra nhiều loại ung thư và các vấn đề nghiêm trọng khác. Hỗn hợp khói thuốc lá có hơn 7.000 hóa chất độc hại, ít nhất 70 chất có thể gây ung thư ở động vật và con người. Nói chuyện với con bạn về sự nguy hiểm của việc hút thuốc, ngăn chúng tiếp xúc với thuốc lá cũng như khói thuốc lá thụ động.
- Tiêm chủng vaccine đầy đủ giúp bảo vệ cơ thể chống lại một số bệnh nhiễm virus, cũng là cách phòng ngừa ung thư, cụ thể: Viêm gan B làm tăng nguy cơ phát triển ung thư gan. Người trưởng thành có nguy cơ cao bị viêm gan B khi quan hệ tình dục không lành mạnh, bị nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục. Tiếp xúc trực tiếp với máu của người bệnh viêm gan B. Tiếp xúc với các dụng cụ y tế bị, thiết bị nhiễm khuẩn hoặc không vô trùng.
HPV là loại virus lây truyền bằng đường tình dục, có thể gây ung thư cổ tử cung, ung thư bộ phận sinh dục và ung thư tế bào vảy ở đầu và cổ. Thuốc chủng ngừa HPV được khuyến cáo cho bé gái và bé trai từ 11-12 tuổi. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê duyệt việc sử dụng vaccine Gardasil 9 cho nam và nữ từ 9-45 tuổi.
- Bổ sung đủ vitamin D là một trong những cách phòng tránh ung thư. Nhiều chuyên gia hiện khuyên bạn nên nạp vào cơ thể 800 – 1.000 IU (đơn vị đo lường lượng vitamin và hormone cho cơ thể ) vitamin D mỗi ngày, mục tiêu này gần như không thể đạt được qua đường ăn uống. Vitamin D giúp giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đại tràng và các khối u ác tính khác.
- Một số xét nghiệm sàng lọc quan trọng giúp phát hiện ung thư sớm, hỗ trợ việc điều trị hiệu quả hơn, tiết kiệm chi phí đáng kể.