Những nguy hiểm tiềm ẩn khi ăn thô thực phẩm tươi sống
Thời gian gần đây, rất nhiều người tìm đến ăn thô như một cách chăm sóc sức khỏe, chữa lành cho bản thân từ trong ra ngoài. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích tích cực cho sức khỏe, phương pháp này cũng tiềm ẩn nhiều hiểm họa khôn lường.
Uống sữa tươi như thế nào cho hiệu quả và an toàn sức khỏe?
Làm thế nào để chọn "bánh Trung Thu" an toàn cho sức khỏe?
Tại sao không nên để thức ăn nóng trực tiếp vào tủ lạnh?
Chế độ ăn thực phẩm thô là gì?
Chế độ ăn thô, hay còn gọi là raw food diet, là cách ăn uống sử dụng thực phẩm tươi sống, không dùng nhiệt độ cao để đun nấu, cũng không trải qua các công đoạn tinh chế, thanh trùng hay xử lý. Người theo chế độ này sử dụng chủ yếu các thực vật bao gồm trái cây, rau xanh, các loại hạt, song vẫn có thể bổ sung trứng sống và sữa theo nhu cầu, thậm chí cá thịt sống.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Chế độ ăn thực phẩm thô có ba loại chính:
- Chế độ ăn thô thuần chay (Raw vegan diet). Đây là kiểu phổ biến nhất. Nó giới hạn lựa chọn thực phẩm của bạn đối với thực phẩm sống và thuần chay (không có nguồn gốc động vật).
- Chế độ ăn thô chay (Raw vegetarian diet). Giống như các chế độ ăn chay khác, kiểu này không bao gồm thịt, cá và gia cầm nhưng cho phép trứng và các sản phẩm từ sữa. Tất cả các loại thực phẩm đều sống và chưa qua chế biến.
- Chế độ ăn tạp thô (Raw omnivorous diet). Trong chế độ ăn kiêng này, bạn có thể ăn tất cả các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật và thực vật, kể cả thịt, nhưng chúng phải sống và chưa qua chế biến.
Hiểm họa tiềm ẩn khi ăn thực phẩm thô sống
Những người theo đuổi ăn thô tin rằng ăn thực phẩm sống có thể cải thiện sức khỏe, hạnh phúc hơn và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý. Giảm cân cũng nằm trong số đó. Giảm cân thường không phải là mục tiêu chính của chế độ ăn uống thực phẩm thô nhưng chuyển sang thực phẩm thô có thể dẫn đến giảm cân. Mặc dù mang đến lợi ích to lớn, thế nhưng chúng ta vẫn phải nói đến một số điểm không tốt từ chế độ ăn này.
Tăng nguy cơ ngộ độc
Ăn nhiều đồ sống lạnh sẽ làm tỳ vị hư hàn, dẫn đến bụng óc ách, ăn uống khó tiêu, hay trung tiện, đôi khi kèm theo tiêu chảy rất khó chịu, mất ngủ. Ngoài ra, nguy cơ lớn nhất khi ăn thô là thiếu dinh dưỡng và ngộ độc do vi khuẩn, virus, độc tố tồn tại trong thực phẩm.
Nhiều loại đậu có chứa saponin và legumin, khi vào cơ thể gây ói mửa, đau bụng, dẫn đến tiêu chảy, trường hợp nặng có thể ảnh hưởng tính mạng. Tuy nhiên, saponin và legumin là hai độc tố có thể bị phá vỡ khi gặp nhiệt độ cao. Do đó, thực phẩm được chế biến và làm chín ở nhiệt độ cao sẽ an toàn khi sử dụng.
Ăn sống các loại rau còn có nguy cơ gây tiêu chảy do E.coli, salmonella, staphyococcus, campylobacteria, giun xoắn ký sinh, virus viêm gan A, B, E. Khi nấu chín ở nhiệt độ cao, các loại vi khuẩn này sẽ bị tiêu diệt.
Thực phẩm sống, đặc biệt là các sản phẩm động vật sống, dễ gây ngộ độc thực phẩm hơn. Ngoài ra, những thực phẩm nảy mầm cũng có thể tạo điều kiện cho vi trùng phát triển vì điều kiện ẩm ướt khi trồng. Việc nấu rau mầm sẽ làm giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Thế nhưng điều này không phù hợp khi ăn sống trong chế độ ăn thực phẩm thô.
Nhiễm ký sinh trùng
Việc ăn các loại rau củ quả thô hoặc thịt cá sống dẫn đến nguy cơ rất lớn mắc các bệnh ký sinh trùng. Do rau sống không đảm bảo vệ sinh như tưới bón phân tươi, phân chưa ủ kỹ, sử dụng thuốc trừ sâu không đúng quy định. Các loại ký sinh trùng hay gặp trên rau củ quả sống là giun kim, móc, tóc, trứng giun đũa chó, sán lá gan, ký sinh trùng amip gây bệnh lỵ.
Các loại ký sinh trùng ký sinh trong cơ thể hút các chất bổ dưỡng để phát triển, lâu dài làm suy yếu hệ miễn dịch, gây tổn thương ruột, viêm ruột, rối loạn tiêu hóa. Ấu trùng sán lợn từ trong ruột sẽ xâm nhập mạch máu và di chuyển khắp nơi, tạo thành những nốt cứng ở bắp thịt, nhiều nhất là ở mô dưới da, não và mắt. Nang sán lợn có thể gây bệnh viêm màng não, tổn thương não, động kinh, giảm thị lực hay mù mắt.
Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng trung ương từng làm một thí nghiệm về các loại rau sống rửa ba lần bằng nước sạch theo cách rửa thông thường, sau đó được làm xét nghiệm lại. Kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng sau rửa lần thứ nhất là 97%, lần thứ hai 77,9% và lần thứ ba 51,9%.