Những sai lầm khi đánh răng khiến răng nhanh hỏng
Dưới đây là những sai lầm phổ biến khi đánh răng mà ai cũng từng mắc phải, khiến răng nhanh hỏng.
Những thực phẩm bạn nên ăn để bảo vệ sức khỏe tim mạch
Bạn cần cho trẻ ăn bơ đúng cách?
Những dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ sớm, ai cũng nên biết
Dùng quá nhiều kem đánh răng
Chúng ta đều biết trong kem đánh răng đều có thành phần fluor, là một khoáng chất có thể ngấm vào men răng và tạo thành fluoroapatit, làm cho răng cứng chắc hơn và ít bị ăn mòn bởi acid, từ đó tránh bị sâu răng.
Công dụng này của fluor là không thể phủ nhận. Nhưng bất cứ chất gì cũng có mặt lợi và hại cả, chúng chỉ thực sự hữu ích khi bạn dùng đúng tiêu chuẩn cho phép.
Tiêu chuẩn Việt Nam quy định hàm lượng fluor từ 0,5 đến 1mg/l là an toàn, nếu hàm lượng này vượt quá mức thì sẽ có tác dụng ngược lại khiến xương, răng vốn được cấu tạo từ canxi dễ bị giòn, gãy. Cho nên nếu bạn sử dụng quá nhiều fluor thì việc răng của bạn bị giòn, yếu và dễ bị sâu nhiều hơn.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Đánh răng khi vừa thức dậy
Sau khi ngủ dậy, hầu hết mọi người đều đánh răng ngay lập tức rồi mới bắt đầu các hoạt động khác. Tuy nhiên, thói quen này là sai lầm và rất có hại cho sức khỏe. Bạn không nên đánh răng ngay lập tức sau khi thức dậy mà chỉ nên súc miệng qua rồi ăn sáng.
Sau khi ăn sáng khoảng 30 phút đến 1 giờ thì đó mới là thời điểm bạn bắt đầu đánh răng buổi sáng.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra, đánh răng ngay sau khi thức giấc không nên vì nó khiến cho kem đánh răng không đủ thời gian lưu lại trên bề mặt răng và phát huy tác dụng. Hơn nữa sau khi ăn sáng xong, các mảng bám vẫn còn nhiều trên bề mặt răng. Nếu không được làm sạch sau khi ăn, chúng sẽ gây nên tình trạng cao răng, sâu răng và nhiều bệnh răng miệng khác.
Không chải lưỡi
Làm sạch lưỡi không chỉ quan trọng đối với sức khỏe răng miệng mà còn giúp bạn ngăn ngừa bệnh hôi miệng. Lưỡi được bao phủ bởi những mụn nhỏ gọi là u nhú. Vi khuẩn và thức ăn có thể mắc kẹt giữa chúng khiến lưỡi có màu trắng hoặc có lông. Sự tích tụ này, không có gì đáng ngạc nhiên, có thể gây hôi miệng.
Đánh răng bằng nước lạnh
Điều này đôi khi xảy ra không phải do cố ý, chỉ là vào những ngày mùa đông, trời lạnh hoặc sáng sớm, nhiều người lấy trực tiếp nước lạnh ở vòi để đánh răng ngay, cho rằng không có vấn đề gì, thậm chí cảm thấy làm như vậy sẽ càng tỉnh táo hơn. Nhưng thật ra đây lại cũng là thói quen rất xấu bởi theo chuyên gia, các thành phần trong kem đánh răng chỉ phát huy hiệu quả tốt nhất ở nhiệt độ khoảng 37 độ C. Việc sử dụng nước đánh răng ở nhiệt độ quá thấp sẽ khiến các chất bảo vệ và làm sạch không phát huy được tác dụng. Không chỉ thế, nước lạnh cũng như thức ăn lạnh, về lâu dài sẽ gây tổn thương cho men răng và sức khỏe của nướu và mô mềm.
Chải răng quá mạnh
Việc chải răng mạnh không những gây hư hỏng răng sớm mà còn làm xói mòn nướu răng của bạn. Thay vì đánh răng mạnh và dọc theo hàm thì bạn nên đưa bàn chải theo chuyển động tròn nhịp nhàng, lần lượt chải tuần tự khắp các ngóc ngách trong miệng.
Lười thay bàn chải đánh răng
Vì tiết kiệm nên nhiều người rất lười thay bàn chải đánh răng. Tuy nhiên, ngay cả khi bàn chải vẫn có thể sử dụng tốt, bạn vẫn nên thay bàn chải 1 năm 3 lần. Thậm chí bạn nên thay sớm hơn nếu lông bàn chải bị sờn hoặc cùn.
Đánh răng quá nhanh hoặc quá lâu
Nhiều người lại có thói quen đánh răng quá nhanh chóng hoặc đánh răng quá lâu vì nghĩ thời gian đánh răng như vậy sẽ có lợi cho răng miệng. Song điều này cũng không tốt.
Thực tế, bạn chỉ nên đánh răng trong khoảng 2-3 phút/lần. Như bạn biết, đánh răng nhanh quá, mảng bám vẫn còn, răng miệng không sạch sẽ. Nhưng nếu đánh răng quá lâu cũng khiến men răng bị mòn và tổn hại cho lợi.
Sử dụng bàn chải không đúng kích cỡ
Nhiều người lại nghĩ, không cần kén chọn và để tâm tới kích thước bàn chải đánh răng mà sử dụng bàn chải nào cũng được.
Nhưng việc sử dụng kích cỡ bàn chải đánh răng tùm lum này lại nguy hại cho sức khỏe răng miệng. Bởi vì, chọn bàn chải quá lớn hay quá nhỏ đều khiến không chải được răng sạch sẽ, lâu ngày dẫn tới bệnh nha chu.