Những thực phẩm nên và không nên ăn khi mắc thủy đậu

(Tieudung.vn) - Người mắc thủy đậu cần lưu ý đến chế độ ăn uống hàng ngày, có những loại thực phẩm tốt cũng có những loại thực phẩm có thể gây kích thích vết loét, khiến cơ thể khó chịu và làm bệnh trầm trọng hơ

Những thực phẩm nên và không nên ăn khi mắc thủy đậu

Những thực phẩm nên và không nên ăn khi mắc thủy đậu
Người mắc thủy đậu cần lưu ý đến chế độ ăn uống hàng ngày, có những loại thực phẩm tốt cũng có những loại thực phẩm có thể gây kích thích vết loét, khiến cơ thể khó chịu và làm bệnh trầm trọng hơn.

Một số tốt cho người bệnh thủy đậu

Thực phẩm giàu protein

Những thực phẩm nên và không nên ăn khi mắc thủy đậu

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Protein rất quan trọng cho việc sửa chữa và bảo trì các mô. Để duy trì một cơ thể khỏe mạnh, việc tái tạo và phục hồi các tế bào và mô là vô cùng quan trọng. Protein cũng giúp cơ thể sản xuất các kháng thể để chống lại sự xâm nhập của virus và vi khuẩn.

Vì vậy, tăng cường thực phẩm giàu protein như thịt gà, thịt lợn nạc, cá, trứng và các loại đậu có thể giúp bổ sung các chất dinh dưỡng bị mất trong đi trong quá trình bị bệnh, tăng cường chức năng hệ thống miễn dịch và thúc đẩy quá trình hồi phục của cơ thể.

Thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C rất quan trọng đối với chức năng miễn dịch và có thể giúp giảm viêm. Vitamin C hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh, tham gia vào việc sản xuất các yếu tố liên quan hệ miễn dịch, kháng thể.

Các nghiên cứu cũng cho thấy tiềm năng của vitamin C trong việc thúc đẩy sự hình thành collagen, thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương, giúp cơ thể nhanh hồi phục hơn khi mắc các bệnh nhiễm trùng.

Theo điều dưỡng CKI Đoàn Thị Thu Hằng, đối với bệnh nhân thủy đậu, ăn thực phẩm giàu vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, chống nhiễm trùng, tái tạo sản sinh collagen ngăn ngừa sẹo lõm.

Nguồn thực phẩm giàu vitamin C tốt bao gồm các loại rau xanh, trái cây tươi, quả mọng, cà chua...

Thực phẩm giàu kẽm

Kẽm là chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với nhiều chức năng sinh học trong cơ thể con người, đặc biệt là hệ miễn dịch, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng chống lại nhiễm trùng và chữa lành vết thương.

Cũng như các khoáng chất khác, việc bổ sung kẽm tốt nhất vẫn là thông qua ăn uống. Chất kẽm có nhiều trong các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật như: sò, hàu, thịt bò, gà và lợn nạc, sữa, trứng, cá... Thực phẩm có nguồn gốc thực vật thường chứa ít kẽm và có giá trị sinh học thấp do khó được hấp thụ.

Thực phẩm nên tránh ăn khi mắc thủy đậu

Các loại thực phẩm làm từ bơ sữa

Người bị thủy đậu nên hạn chế ăn những loại thực phẩm có nguồn gốc từ sữa như bơ, kem hay pho mát. Bởi những thực phẩm này sẽ khiến da bị nhờn, gây ngứa ngáy nhiều, làm quá trình điều trị và phục hồi bệnh lâu hơn.

Tránh trái cây họ cam quýt

Các trái cây họ cam quýt không thích hợp khi mụn nước thủy đậu đang mọc lên trong miệng và cổ họng bạn.

Không nên ăn các loại trái cây họ cam quýt hoặc uống nước chanh, cam khi đang mắc thủy đậu. Hàm lượng acid cao trong trái cây họ cam quýt rất có thể gây kích ứng những vết loét, làm chậm lành vết thương và gây đau dữ dội.

Tránh thực phẩm cay và mặn

Thức ăn cay và mặn có thể gây kích ứng loét trong miệng và cổ họng và nên tránh khi bạn đang mắc bệnh thủy đậu.

Các thực phẩm bao gồm nước dùng gà muối, nước rau ép pha trộn hoặc bất kỳ loại súp có chứa ớt hoặc gia vị cay. Nếu bạn muốn nhâm nhi một cái gì đó nóng, hãy thử dùng nước rau có ít muối thay cho canh thịt gà hoặc thịt bò.

Tránh thực phẩm chứa nguồn Arginine

Arginine, một axit amin, có thể giúp thúc đẩy sự sao chép của virus. Sự sao chép virus có thể thúc đẩy bệnh thủy đậu trở nên nghiêm trọng và kéo dài hơn.

Không dùng các thực phẩm có chứa nhiều arginine như chocolate, đậu phộng, hạt cây, hạt, bơ đậu phộng và nho khô.

Tránh các chất béo trans (chất béo chuyển hóa)

Nhiều loại thực phẩm chế biến có chứa chất béo trans, một chất béo nhân tạo mà cơ thể con người khó hấp thu, làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Đồng thời, chất béo trans có thể làm tăng viêm, và điều này có thể tác động xấu đến bệnh thủy đậu.

Đọc nhãn cẩn thận các thực phẩm để tránh dùng chất béo trans. Bạn cũng có thể tránh các loại thực phẩm được chế biến hoàn toàn vì đó là những nguồn chính cho các chất béo trans. Một số loại thực phẩm nên tránh bao gồm bánh mì, bánh quy, bánh quy giòn và .