Những trường hợp nào bác sĩ được quyền từ chối khám, chữa bệnh?
Theo Luật Khám, chữa bệnh 2023, có 5 trường hợp người hành nghề được từ chối khám bệnh, chữa bệnh kể từ ngày 1/1/2024.
Bộ Y tế ban hành mức giá khám bệnh, giường bệnh được thanh toán BHYT mới nhất
TP Hồ Chí Minh: Trong tháng 10 người cao tuổi sẽ được khám bệnh miễn phí
Xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân liên quan hiện tượng "cò" xếp lốt khám bệnh
Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2024) quy định 9 chức danh chuyên môn phải có giấy phép hành nghề bao gồm: Bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện, tâm lý lâm sàng, lương y và người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
Luật mới nghiêm cấm các hành vi xâm phạm quyền của người bệnh; từ chối hoặc cố ý chậm cấp cứu người bệnh...
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Tuy nhiên, theo Điều 40, Mục 5 của luật, có 5 trường hợp người hành nghề được từ chối khám bệnh, chữa bệnh, cụ thể:
1. Tiên lượng tình trạng bệnh vượt quá khả năng hoặc không thuộc phạm vi hành nghề của mình nhưng phải giới thiệu người bệnh đến người hành nghề khác hoặc cơ sở khám chữa bệnh khác phù hợp để khám chữa bệnh và phải thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh cho đến khi người bệnh được người hành nghề khác tiếp nhận hoặc chuyển đi cơ sở khác.
2. Việc khám chữa bệnh trái với quy định của pháp luật hoặc đạo đức nghề nghiệp.
3. Người bệnh, thân nhân của người bệnh có hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng của người hành nghề khi đang thực hiện nhiệm vụ, trừ trường hợp người đó mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không nhận thức, làm chủ được hành vi.
4. Người bệnh yêu cầu phương pháp khám chữa bệnh không phù hợp với quy định về chuyên môn kỹ thuật.
5. Người bệnh, người đại diện của người bệnh quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 15 của Luật này (liên quan người bệnh là người thành niên và thanh niên rơi vào tình trạng mất năng lực hành vi dân sự) không chấp hành chỉ định về chẩn đoán, phương pháp chữa bệnh của người hành nghề sau khi đã được người hành nghề tư vấn, vận động thuyết phục mà việc không chấp hành này có nguy cơ gây hại đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh.
Trong khi đó, người bệnh được quyền được từ chối khám chữa bệnh và rời khỏi cơ sở khám chữa bệnh trong các trường hợp sau:
- Được từ chối khám chữa bệnh nhưng phải cam kết tự chịu trách nhiệm bằng văn bản về việc từ chối của mình sau khi đã được người hành nghề tư vấn, trừ trường hợp bắt buộc chữa bệnh.
- Được rời khỏi cơ sở khám chữa bệnh khi chưa kết thúc chữa bệnh trái với chỉ định của người hành nghề nhưng phải cam kết tự chịu trách nhiệm bằng văn bản về việc rời khỏi này, trừ trường hợp bắt buộc chữa bệnh quy định.