Phân biệt bệnh viêm mũi thông thường và viêm mũi dị ứng
Nhiều người bệnh nhầm lẫn viêm mũi dị ứng với viêm mũi thông thường dẫn đến không phòng và điều trị bệnh được hiệu quả.
Cách đối phó với chứng ợ chua, ợ nóng khi mang thai
Những thực phẩm “vàng” giúp người ốm nhanh phục hồi sức khỏe
7 lý do nên thay cà phê bằng trà vào buổi sáng
Phân biệt bệnh viêm mũi thông thường và viêm mũi dị ứng
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Dựa vào các tiêu chí dưới đây, bạn có thể dễ dàng phân biệt được viêm mũi thông thường và viêm mũi dị ứng:
Tiền sử
Người bị viêm mũi dị ứng thường đã có tiền sử liên quan đến dị ứng. Ngược lại, với bệnh nhân bị viêm mũi bình thường sẽ có tiền sử bị viêm mũi do nhiễm khuẩn hoặc lây qua đường hô hấp.
Nguyên nhân – Cơ chế
Các tác nhân gây viêm mũi dị ứng thường bao gồm: phấn hoa, lông thú cưng, khói bụi, hóa chất,… Còn viêm mũi bình thường có thể do nhiễm khuẩn hoặc mất cân bằng giữa hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm.
Cách chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả
Các tác nhân bên ngoài như môi trường, bụi bẩn, phấn hoa,… là nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng
Triệu chứng
Người bị viêm mũi dị ứng thường xuất hiện triệu chứng nhanh và đột ngột như hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi và ngứa mũi. Ngược lại, người bị viêm mũi bình thường sẽ không xuất hiện các triệu chứng đột ngột nhưng lại nghẹt mũi nhiều, mệt mỏi và sốt.
Phân loại các loại viêm mũi
Viêm mũi là viêm niêm mạc mũi, gây ra các triệu chứng tắc nghẽn mũi, chảy nước mũi và các triệu chứng liên quan đến biến đổi tùy theo nguyên nhân (như ngứa, hắt hơi, chảy nước mũi hoặc chảy mũi mủ, mất ngủ).
Có thể chia bệnh viêm mũi thành 2 dạng: dạng dị ứng và dạng không dị ứng. Thông thường, nguyên nhân gây viêm mũi không dị ứng là do virus gây ra.
Một số dạng viêm mũi không dị ứng
Viêm mũi cấp
Viêm mũi cấp thường xuất hiện tổn thương đồng thời ở cả 2 bên mũi. Ở giai đoạn đầu, người bệnh có cảm giác nặng đầu, thay đổi giọng nói, ngửi kém do ngạt mũi gây ra.
Viêm mũi mạn tính
Viêm mũi mãn tính là tình trạng viêm niêm mạc mũi từ 12 tuần trở lên. Nếu tình trạng kéo dài, người bệnh có thể xuất hiện thêm nhiều bệnh lý khác như viêm xoang, viêm tai giữa, polyp mũi, viêm mũi họng,…
Trong nhiều trường hợp, bệnh viêm mũi mãn tính là do cơ địa và sẽ rất khó để điều trị hoàn toàn.
Bệnh viêm mũi teo
Một người được chẩn đoán mắc bệnh viêm mũi teo khi niêm mạc và xương mũi bị teo nhỏ lại. Một số triệu chứng dễ nhận thấy của viêm mũi teo như hơi thở có mùi hôi, chảy nước mũi nhiều, mũi biến dạng, chảy máu cam, suy giảm khứu giác,…
Viêm mũi vận mạch
Đây là bệnh lý do các tác nhân bên ngoài gây ra như thời tiết, vi khuẩn, nhiễm nhấm,…Những dấu hiệu thường thấy khi bị viêm mũi vận mạch là hắt hơi, ho, nghẹt mũi, đỏ mũi. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng lại khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Đặc điểm viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng là bênh khá phổ biến hiện nay đặc biệt là sự biến đổi khí hậu cũng như tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, trong khi đó, viêm mũi dị ứng có liên quan mật thiết với hiện tượng dị ứng, nhất là ở người có cơ địa dị ứng.
PGS.TS Nguyễn Thị Hoài An – Nguyên trưởng khoa Tai Mũi Họng Nhi – Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, hiện công tác ở Bệnh viện An Việt cho biết, thời tiết chuyển mùa như hiện nay số bệnh nhân đến viện kiểm tra các bệnh lý tai mũi họng ngày càng tăng.
Cũng theo PGS Nguyễn Thị Hoài An viêm mũi dị ứng là bệnh thường gặp nhất trong thời tiết giao mùa. Khi mới khởi phát, người bị viêm mũi dị ứng có thể cảm thấy ngứa ở mũi, họng, mắt hay ống tai. Tiếp theo sẽ là những cơn hắt hơi, kèm theo là ngạt mũi và chảy mũi dịch trong. Nếu bệnh nhân là trẻ em thì có thể không hắt hơi mà chỉ ngạt mũi và chảy mũi nước trong. Các cơn dị ứng thường đến đột ngột, sau đó hết rất nhanh và cơ thể trở về trạng thái bình thường. Bệnh viêm mũi dị ứng không nguy hiểm tới tính mạng, nhưng sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống cũng như công việc của bệnh nhân.
Viêm mũi dị ứng có hai loại, loại có chu kỳ và loại không có chu kỳ. Nguồn ảnh: Hải Phạm
Viêm mũi dị ứng có hai loại, loại có chu kỳ và loại không có chu kỳ:
Loại có chu kỳ thường xảy ra đột ngột vào đầu mùa lạnh hay đầu mùa nóng hoặc nóng ẩm. Người bệnh thấy cay cay trong mũi, hắt hơi liên tục, thêm vào đó có thể thấy ngứa mũi, cay mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt. Tiếp đến là chảy nhiều nước mũi trong như nước lã. Có cảm giác rát bỏng ở vòm hầu họng. Ban ngày xuất hiện nhiều cơn như vậy, đặc biệt là vào lúc sáng sớm vừa ngủ dậy, nhưng tối đến lại dịu đi và kéo dài vài ba ngày đến vài tuần, nếu không được điều trị.
Viêm mũi dị ứng không có chu kỳ có triệu chứng giống như loại có chu kỳ nhưng khác ở chỗ là bệnh xuất hiện không theo mùa, không phụ thuộc thời tiết, cơn viêm không kịch phát, chỉ hắt hơi vài ba lần trong ngày, nhưng nghẹt mũi tăng dần và kéo dài hơn giữa hai cơn.
Đặc điểm của viêm mũi dị ứng rất hay tái phát.
Theo PGS An khi bị viêm mũi dị ứng do thời tiết như hiện nay chỉ điều trị tạm thời và hầu như không thể dứt điểm. Mặt khác, triệu chứng dễ nhầm với các bệnh hô hấp khác nên nhiều người tự mua thuốc về uống. Đây là sai lầm hại sức khỏe vì khi bị viêm mũi dị ứng bác sĩ sẽ điều trị thuốc khác chứ không phải là kháng sinh như mọi người vẫn nghĩ.
"Môi trường sống của chúng ta chứa chất gây dị ứng trong không khí tương đối nhiều. Để phòng viêm mũi dị ứng cách tốt nhất là tránh những tác nhân gây bệnh này.
Để bệnh viêm mũi dị ứng không tái phát hoặc tấn công sang các thành viên khác trong gia đình, bạn cần giữ nhà cửa luôn khô sạch và thoáng khí. Trong nhà người bệnh không nên nuôi chó, mèo, thú cưng, trồng hoa tươi… Cần thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, để phòng thông thoáng, tránh nấm mốc", PGS.TS Nguyễn Thị Hoài An khuyến cáo.