Phòng bệnh đường hô hấp cho trẻ khi giao mùa
Các bệnh viêm mũi, viêm xoang cấp, thanh quản...là các bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ khi giao mùa.
Nhiều loại bệnh dễ mắc khi thời tiết giao mùa
Nghệ An: Đắp thuốc lá sau khi bị rắn cắn, bé trai 10 tuổi nguy kịch
Loại chất béo nào không tốt cho tim mạch
Bệnh hô hấp trẻ hay mắc phải khi giao mùa
Các bệnh viêm mũi – họng
Cần thận trọng với bệnh hô hấp ở trẻ khi giao mùa. Nguồn ảnh: Internet
PGS. TS NguyễnThị Hoài An, Giám đốc bệnh viện An Việt bệnh này rất hay gặp ở trẻ nhỏ và viêm mũi ở trẻ sơ sinh, trẻ có thể bị ho kéo dài vài ngày rồi mới thuyên giảm. Thời tiết giao mùa, nhiệt độ nóng – lạnh thất thường là lúc trẻ dễ bị mắc viêm mũi, họng nhất.
Trẻ bị bệnh này thường bắt đầu với những dấu hiệu như sốt và kèm theo bứt rứt, quấy khóc, kém ăn đôi khi còn bị nôn mửa, tiêu chảy kéo dài 2-3 ngày. Trẻ bị ngạt mũi kèm theo chảy nước mũi trong hoặc nhầy mủ, một số trẻ bị ho.
Ban đầu, nước mũi trong, dần chuyển sang đục, rồi có màu xanh vàng. Ngoài ra, trẻ sẽ bị đau họng, nuốt khó khăn, biếng ăn, ho khan, người sốt, cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, tay chân nhức mỏi. Nặng hơn thì xuất hiện triệu chứng nôn ói, tiêu chảy…
Viêm xoang cấp
Trẻ nhỏ thường rất dễ mắc viêm xoang cấp do tiến triển của bệnh viêm đường hô hấp trên, đặc biệt ở trẻ nhỏ, thường nằm và không biết xì mũi…
Nếu bạn thấy bé có những dấu hiệu sau: ngạt mũi, xổ mũi, hắt hơi nhiều, nước mũi ban đầu trong, chuyển sang trắng đục, đặc và có màu xanh hoặc vàng ngà, đau đầu, họng khô, nuốt khó, đau ở hốc mắt…, bạn hãy ngay lập tức đưa bé đi khám ở các cơ sở y tế hoặc các bệnh viện uy tín để các bác sĩ có thể điều trị kịp thời chứng bệnh viêm xoang cấp cho bé.
Viêm thanh quản và viêm thanh khí phế quản cấp
Đây được xem là biến chứng của chứng viêm mũi họng kéo dài. Trẻ bị khan tiếng, thở khò khè, khó thở, thỉnh thoảng rít lên như bị ho hen và lồng ngực bị lõm khi hít thở sâu, người mệt mỏi. Đây là bệnh khá ngủy hiểm và nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng nếu trẻ không được cấp cứu kịp thời.
Viêm phổi
Khi thời tiết thay đổi bé dễ bị viêm ho, chảy nước mũi, sốt, nếu bé bị nhẹ mà mẹ không chữa trị kịp thời để bé bị nhiễm lạnh, vi trùng lan xuống hô hấp dưới vào phế quản và phổi. Bệnh khởi phát nhanh đột ngột, với biểu hiện thường gặp là sốt, ớn lạnh, ho, thở khò khè, thở nhanh, khó thở. Với trẻ nhỏ, các dấu hiệu giúp chẩn đoán gồm sốt, tím tái, suy hô hấp.
Hen phế quản
PGS. TS NguyễnThị Hoài An. Nguồn ảnh: BVAV
Bệnh hen phế quản ở trẻ em là một bệnh lý mãn tính của đường hô hấp. Đây là tình trạng các tiểu phế quản bị hẹp do viêm mãn tính gây co thắt các cơ ở thành phế quản, làm sưng và phù lớp niêm mạc phế quản, đồng thời tiết nhiều chất nhầy trong lòng các phế quản gây khó thở. Khi giao mùa khiến nhiệt độ có sự chênh lệch lớn giữa ngày và đêm là thời điểm số trẻ nhập viện vì hen phế quản tăng đột biến.
Nguy hiểm hơn, chỉ với những triệu chứng thông thường như ho, viêm họng, sổ mũi…trẻ bị mặc hen phế quản hoàn toàn có thể tái phát bệnh nhanh chóng nếu cha mẹ không kịp thời xử lý những triệu chứng trên.
Khi trẻ mắc những bệnh trên cần đưa trẻ tới gặp các bác sĩ tai mũi họng để điều trị dứt điểm, tránh những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Phòng bệnh hô hấp cho trẻ
Rửa tay là bắt buộc
Rửa tay là việc không thể thiếu của vệ sinh tốt. Để loại bỏ vi trùng gây bệnh sau khi chơi bên ngoài hoặc khi tiếp xúc với nguồn bệnh, điều cần thiết là dạy trẻ rửa tay kỹ thật sạch bằng chất tẩy rửa, sát trùng, đặc biệt là sau khi sử dụng nhà vệ sinh. Thường xuyên với nước và xà phòng nếu không có sẵn nước và xà phòng, hãy bảo đảm trẻ sử dụng dung dịch sát trùng tay có tối thiểu 60% cồn.
Cha mẹ cần hướng dẫn trẻ cách xoa dung dịch sát trùng tay khắp bàn tay rồi chà hai bàn tay với nhau cho đến khi khô. Với trẻ dưới 6 tuổi cha mẹ cần giám sát khi sử dụng dung dịch sát trùng tay tránh trường hợp trẻ không ý thức được dùng sai mục đích nguy hại cho sức khỏe.
Móng tay được cắt gọn gàng
Bàn tay là nơi tiếp xúc với nhiều đồ vật, chính vì vậy móng tay là nơi sinh sản của vi khuẩn. Nếu những lúc bàn tay chưa sạch trẻ dễ dàng chuyển sang mắt, mũi và miệng. Một trong những loại vi khuẩn phổ biến trong móng tay là Staphylococcus Aureus, có thể gây nhiễm trùng da như mụn, áp xe và là môi trường cho giun phát triển. Tay không sạch trẻ có thể sử dụng để ăn, mút ngón tay và có thể "mở đường" cho vi khuẩn xâm nhập vào miệng.
Do vậy, ngoài rửa tay cha mẹ thường xuyên nhắc nhở trẻ cắt móng tay. Với trẻ dưới 6 tuổi cha mẹ nên cắt giúp bé và ngăn trẻ cắn móng tay có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh đường hô hấp và truyền nhiễm.
Vệ sinh răng miệng
Vệ sinh răng miệng đúng cách là một biện pháp hữu hiệu trợ giúp hệ hô hấp khỏe mạnh, tránh được bệnh truyền nhiễm tấn công. Cha mẹ nên hướng dẫn, nhắc nhở trẻ chải răng đúng cách và súc miệng bằng nước muối loãng trước khi đi ngủ và sáng ngủ dậy. Cần lưu ý, nước muối phải pha loãng, mùa lạnh dùng nước ấm.
Theo nghiên cứu, việc súc miệng hàng ngày bằng nước muối loãng có tác dụng rõ rệt trong việc phòng các bệnh viêm đường hô hấp, nhất là viêm họng do virus, vi khuẩn. Không chỉ vệ sinh răng miệng trước và sau ngủ, mà trước mỗi bữa ăn cũng cần lau miệng sạch sẽ, giảm sự xâm nhập mạnh của siêu vi trùng gây bệnh.
Vệ sinh mũi và dạy trẻ che miệng khi ho hắt hơi
Để phòng và làm giảm các triệu chứng của bệnh đường hô hấp trên, thường xuyên vệ sinh mũi cho trẻ nhỏ. Theo các nhà nghiên cứu, vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý sau mỗi lần hoạt động cộng đồng nhất là đường xá bụi bẩn sẽ giúp giảm số lần và mức độ viêm mũi trong năm ở cả người lớn và trẻ em.
Việc này hiệu quả và quan trọng với trẻ mắc các chứng sổ mũi, ngạt mũi do viêm xoang, viêm mũi vì giúp người bệnh giảm bớt tình trạng khó chịu, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh.
Ngoài ra, cha mẹ cần dạy trẻ khi ho, hắt hơi cần phải che miệng và mặt, có thể sử dụng khăn tay hoặc khăn giấy. Cần chú ý, nên đeo khẩu trang khi ở nơi đông người: Chiếc khẩu trang giúp hạn chế khói bụi, những hạt nước bọt li ti từ người xung quanh, phần nào bảo vệ bé khỏi nhiễm khuẩn.
Giữ đồ chơi sạch và không dùng chung đồ cá nhân
Đồ chơi của trẻ thường được mang theo mỗi khi tới trường cần vệ sinh sạch sẽ. Vì chúng có thể mang và lây nhiễm mầm bệnh. Bên cạnh đó, cha mẹ cần dạy trẻ không dùng chung các đồ dùng cá nhân như cốc, chai nước, khăn tay... kể cả ở nhà cũng như ở trường học.
Trên thực tế trẻ nhỏ rất dễ trong việc dùng chung các đồ chơi, dễ chia sẻ món ăn yêu thích… chính vì vậy cha mẹ cần hướng dẫn và nhắc nhở trẻ .