Phòng bệnh như thế nào khi thời tiết giao mùa Thu - Đông?
Nhiều bệnh lý gia tăng trong giai đoạn thời tiết giao mùa bạn cần chú ý để chủ động chăm sóc sức khỏe của bản thân và gia đình.
Cấp cứu thành công người đàn ông bị “chém” gần lìa cẳng chân, sốc mất máu
Bé trai bị hoại tử niêm mạc do nhét pin điện tử vào mũi
Những ai cần tầm soát ung thư vòm họng?
PGS.TS Nguyễn Thị Hoài An – Giám đốc chuyên môn Bệnh viện An Việt, nguyên Trưởng khoa Tai mũi họng Trẻ em (Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương) cho biết: Thời tiết trở lạnh số bệnh nhân đến viện kiểm tra các bệnh lý tai mũi họng gia tăng. Trong số đó có nhiều bệnh nhân đến viện khi đã gặp biến chứng của bệnh do không chẩn đoán sớm được triệu chứng ban đầu.
Giao mùa cần chú ý bệnh đường hô hấp. Nguồn ảnh: Internet
Theo PGS Hoài An, nhiều bệnh nhân thường có thói quen chủ quan, cho rằng các bệnh đau họng hay viêm mũi chỉ là bệnh xoàng xĩnh, không cần điều trị sẽ tự khỏi.
Một số bệnh thường gặp khi thời tiết thay đổi
Cảm cúm
Giao mùa là lúc nhiệt độ thay đổi, nóng lạnh, nắng mưa bất thường nên nếu hệ miễn dịch yếu, bạn rất dễ mắc bệnh. Đặc biệt, vào giao mùa thu, không khí lúc ẩm, lúc hanh khô có thể khiến cho các loại virus gây bệnh sinh sôi mạnh. Đây là khoảng thời gian cơ thể rất khó thích nghi với thời tiết, và cảm cúm dễ xảy ra.
Nếu thấy hiện tượng chảy nước mắt, nước mũi, hắt xì liên tục, đau đầu chóng mặt, có thể nghĩ đến khả năng mình đã mắc bệnh này. Hơn hết, để phòng ngừa, hãy ăn uống đầy đủ chất, uống nhiều nước, tập luyện thể dục thường xuyên để tăng sức đề kháng, rửa tay nhiều lần để loại trừ mầm bệnh lây lan, nơi ở thoáng mát, sạch sẽ để tránh vi khuẩn, virus có cơ hội tấn công.
Viêm phổi
Khí hậu hanh khô khi chuyển thu hay lạnh giá vào mùa đông, phổi rất dễ bị ảnh hưởng, đặc biệt là trẻ em. Khi phổi bị viêm, các phế nang bị tổn thương khiến dưỡng khí không thể đi vào máu do đó làm cho cơ thể, đầu tiên là vùng não bị thiếu dưỡng khí. Bệnh viêm phổi vẫn có thể có những biến chứng rất nặng dẫn tới tử vong.
Triệu chứng hay gặp nhất là bệnh nhân có những biểu hiện của bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, dấu hiệu ho khan, ho khạc đờm, đờm màu trắng đục, màu xanh, vàng… đôi khi ho ra máu. Người mắc còn có thể có hiện tượng tức ngực, sốt, khó thở, nhịp tim nhanh…
Khi có những dấu hiệu như trên và thấy dấu hiệu sức khỏe yếu đi, mệt mỏi… đặc biệt nặng ngực cần phải đi đến các cơ sở y tế để các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán bệnh. Hơn hết, để phòng tránh bệnh viêm phổi, các bác sĩ đưa ra lời khuyên cần chú ý rèn luyện sức khoẻ để tăng cường sức đề kháng. Với trẻ em, cần mặc đủ ấm, ăn đủ chất trong những ngày chuyển mùa.
Đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ cũng là loại bệnh thường xảy ra trong lúc giao mùa do vi khuẩn, virus tranh thủ xâm nhập vào cơ thể khi nó chưa kịp thích nghi. Đau mắt đỏ sẽ gây cho bệnh nhân những khó chịu vùng mắt: mắt đỏ ngầu, nước mắt giàn giụa, sưng nhức mắt… Và đặc biệt, khiến người mắc không thể tự tin khi giao tiếp.
Để phòng tránh, phải chú ý giữ vệ sinh cá nhân và nơi sinh hoạt. Do bệnh dễ lây nên tuyệt đối tránh tiếp xúc với người bệnh. Không dùng chung khăn, chậu rửa mặt, tránh dụi mắt, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng. Đồng thời nên đeo kính khi ra ngoài, nhỏ mắt hàng ngày, giặt khăn mặt bằng xà phòng và phơi dưới nắng. Nếu mắc bệnh cần nghỉ 7 - 10 ngày đẻ cách ly và điều trị dứt điểm, tránh lây lan sang người khác.
Viêm xoang
Viêm xoang là bệnh lý khá phổ biến ở nước ta. Nhất là vào mùa thu, khi độ ẩm không khí thấp, hanh khô tăng cao khiến niêm mạc mũi bong, gây hắt hơi, sổ mũi, đau nhức mũi kéo theo đau đầu, đau tai, đau ngứa họng…
Tuy không quá nguy hiểm nhưng viêm xoang lại là một trong những căn bệnh khó chữa dứt điểm, gây khó chịu và phiền toái nhất cho người bị bệnh. Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bị viêm xoang cần hạn chế ăn đồ lạnh, mặc phong phanh và ra ngoài phải có khẩu trang…
Một số cách phòng tránh các loại bệnh giao mùa
PGS Hoài An chia sẻ cần chú ý phòng bệnh khi thời tiết giao mùa. Nguồn ảnh: BVAN
Áp dụng một số lời khuyên sau có thể giúp tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ nhiễm bệnh khi giao mùa:
Giữ ấm cơ thể: Thời điểm giao mùa nóng lạnh thất thường, cơ thể dễ bị cảm lạnh, nhất là ở người già và trẻ nhỏ. Vì vậy, cần giữ ấm cổ, ngực, lưng, đặc biệt là gan bàn chân.
Ăn uống đủ chất, đảm bảo dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả để giúp cơ thể tăng cường vitamin, nâng cao sức đề kháng. Ăn cân đối các nhóm dưỡng chất: Tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Uống nước ấm, tránh ăn, uống những thức ăn, nước uống lấy trực tiếp từ tủ lạnh. Các loại trái cây thuộc họ cam quýt như cam, bưởi là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào.
Luyện tập nhiều hơn: Để tăng sức đề kháng của cơ thể, cần luyện tập nhiều hơn vào những ngày giao mùa. Sự thay đổi nhiệt độ giữa hai mùa sẽ khiến dễ có nguy cơ bị cảm lạnh vào những buổi sáng và buổi tối. Chính vì thế, khi luyện tập, nên chú ý việc lựa chọn trang phục phù hợp với nhiệt độ của môi trường.
Đeo khẩu trang khi ra ngoài: Đeo khẩu trang để phòng bệnh là một việc đơn giản nhưng hiệu quả để ngăn ngừa vi rút, vi khuẩn lây qua đường hô hấp. Khi bản thân có các triệu chứng như hắt hơi, ho… nên đeo khẩu trang để tránh lây bệnh cho người khác.
Vệ sinh sạch sẽ: nên vệ sinh sạch sẽ tay chân để tránh lây lan các bệnh truyền nhiễm tay chân miệng.