Phòng ngừa bệnh viêm đại tràng hiệu quả
Cách dưới đây giúp bạn phòng ngừa bệnh viêm đại tràng vô cùng hiệu quả bạn hãy chú ý nhé.
Công thức trị đầy bụng đơn giản nhất
Bí quyết để ngồi máy tính mà không bị đau đầu
7 loại thực phẩm làm mỡ máu tăng cao, không nên ăn thường xuyên
Viêm đại tràng là gì?
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Viêm đại tràng là tình trạng viêm niêm mạc đại tràng. Viêm đại tràng có thể do nhiễm trùng, bệnh viêm đường ruột (IBD), thiếu máu, phản ứng dị ứng hoặc viêm đại tràng vi thể. Viêm đại tràng mạn tính thường là tình trạng kéo dài suốt đời và hiện nay vẫn chưa có cách chữa trị dứt điểm mà chỉ có các lựa chọn điều trị để giúp kiểm soát tình trạng bệnh.
Bệnh viêm đại tràng được chia thành các loại như sau:
Bệnh viêm ruột – Inflammatory bowel disease (IBD): Là bệnh viêm mạn tính hoặc tái phát của đường tiêu hóa gồm viêm loét đại trực tràng (ulcerative colitis- UC) và bệnh Crohn. Viêm loét đại trực tràng (ulcerative colitis- UC) là tình trạng viêm lan tỏa, không đặc hiệu, tổn thương không rõ nguồn gốc liên tiếp trực tràng đến đại tràng, gây viêm trợt và loét niêm mạc. Bệnh Crohn: là bệnh viêm mạn tính không rõ nguyên nhân, đặc trưng bởi tình trạng viêm hoặc dò tất cả các lớp của đường tiêu hóa và tổn thương phân bố không liên tục.
Viêm đại tràng giả mạc (PC): Viêm đại tràng giả mạc (PC) xảy ra do sự phát triển quá mức của vi khuẩn Clostridium difficile. Loại vi khuẩn này thường sống trong ruột nhưng không gây ra vấn đề gì vì nó được cân bằng nhờ sự hiện diện của vi khuẩn có lợi. Một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt vi khuẩn có lợi gây loạn khuẩn đường ruột dẫn đến sự tăng sinh quá mức C.difficile gây viêm đại tràng giả mạc.
Viêm đại tràng do thiếu máu cục bộ (IC): Viêm đại tràng do thiếu máu cục bộ (IC) xảy ra khi lưu lượng máu đến đại tràng đột ngột bị cắt đứt hoặc hạn chế. Cục máu đông là một trong số các lý do gây tắc nghẽn đột ngột thường gặp. Các bệnh lý và yếu tố làm tăng nguy cơ viêm đại tràng do thiếu máu như: Viêm mạch; bệnh đái tháo đường; ung thư ruột kết; mất nước; mất máu; suy tim; chấn thương; tác dụng phụ của thuốc, phẫu thuật vùng bụng hoặc động mạch lớn như động mạch chủ.
Viêm đại tràng vi thể: là tình trạng tổn thương đại tràng gây nên tiêu chảy nước kéo dài. Khi nội soi đại trực tràng thì các kết quả đều nằm trong giới hạn bình thường, đại tràng tổn thương chỉ được xác định dựa trên kết quả mô học. Viêm đại tràng vi thể được phân loại thành hai dạng: Viêm đại tràng lympho và viêm đại tràng collagen. Các yếu tố nguy cơ gây ra viêm đại tràng vi thể như: hút thuốc lá, bệnh lý tự miễn, người trên 50 tuổi, giới tính nữ… Các triệu chứng phổ biến nhất của viêm đại tràng vi thể là tiêu chảy mãn tính, đầy bụng đau bụng, sụt cân, nôn ói, mất nước.
Viêm đại tràng dị ứng ở trẻ sơ sinh: Viêm đại tràng dị ứng là một tình trạng xảy ra ở trẻ sơ sinh, thường trong vòng hai tháng đầu sau khi sinh. Tình trạng này có thể gây ra các triệu chứng ở trẻ sơ sinh như trào ngược, nôn, quấy khóc và có thể có máu trong phân. Mặc dù các bác sĩ không biết chính xác nguyên nhân của bệnh viêm đại tràng dị ứng nhưng nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, có thể do trẻ sơ sinh có phản ứng dị ứng hoặc quá mẫn cảm với một số thành phần trong sữa mẹ. Ngoài ra, viêm đại tràng dị ứng ở trẻ sơ sinh còn có thể do ký sinh trùng, vi rút hoặc ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn.
Phòng viêm đại tràng
Chuẩn bị thức ăn và lên kế hoạch cho các bữa ăn
Với sự hướng dẫn của các chuyên gia dinh dưỡng, những người bị viêm loét đại tràng có thể áp dụng chế độ ăn kiêng để loại bỏ các loại thực phẩm có khả năng kích hoạt hoặc để theo dõi mối liên hệ giữa một số loại thực phẩm và các triệu chứng .
Những người đã trải qua phẫu thuật hoặc đang chống chọi với đợt bùng phát viêm loét đại tràng có thể được áp dụng chế độ ăn ít dư lượng hoặc chế độ ăn ít chất xơ để kiểm soát các triệu chứng và làm bệnh nặng giảm đi.
Tuy nhiên, chế độ ăn kiêng của người viêm loét đại tràng thường áp dụng cho từng cá nhân, do đó, một số thử nghiệm dưới sự giám sát y tế có thể cần thiết để tìm ra chế độ ăn uống phù hợp cho bạn. Chế độ ăn kiêng chữa viêm loét đại tràng cũng có thể không hiệu quả nếu không có sự hợp tác của các bác sỹ của bạn để quản lý đúng tình trạng của bạn.
Tập thể dục thường xuyên
Thói quen tập thể dục thường xuyên rất hữu ích trong viêc kiểm soát nhiều biến chứng liên quan đến viêm đại tràng như béo phì, ung thư đại trực tràng và đau xương khớp. Bạn nên tham gia một bài tập phù hợp với cường độ vừa phải như bơi lội hoặc đạp xe từ 3 đến 5 lần mỗi tuần sẽ giúp bạn cải thiện hệ tiêu hóa và đường ruột.
Một đánh giá được công bố vào tháng 8 năm 2016 trong báo cáo dược lý lưu ý rằng tập thể dục vừa phải giúp giải phóng các myokine bảo vệ có chức năng thúc đẩy quá trình chữa lành và giúp chống viêm đường ruột. Một nghiên cứu năm 2015 cũng đã tìm thấy mối liên quan giữa thói quen tập thể dục và nguy cơ tái phát bệnh ở những người mắc bệnh viêm đại tràng mãn tính đã thuyên giảm.
Trong số 1.308 người tham gia có 549 người bị viêm đại tràng hoặc viêm đại tràng không xác định. Các nhà khoa học đã chỉ ra những người bệnh có mức độ tập thể dục cao hơn ít có khả năng mắc bệnh trong 6 tháng sau đó.
Để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh viêm đại tràng mãn tính, bạn nên tập thói quen dậy sớm tập thể dục ngay từ bây giờ. Hãy bắt đầu với 30 ngày đầu tiên, bạn sẽ cảm thấy sức khỏe mình ngày càng cải thiện một cách rõ rệt.
Bạn có thể tìm hiểu thêm: Dậy sớm tập thể dục: 30 ngày biến điều không thể thành có thể!
Học cách quản lý stress
Theo nghiên cứu, những bệnh nhân bị viêm đại tràng mãn tính thường thấy các dấu hiệu bệnh xuất hiện khi họ cảm thấy stress. Có thể bạn chưa biết, người hay bị stress cũng có nguy cơ cao mắc bệnh viêm đại tràng co thắt đấy!
Do đó, việc kiểm soát stress cũng là một trong những cách chữa viêm đại tràng tại nhà mà bạn nên áp dụng để cải thiện bênh.
Theo một nghiên cứu năm 2013, các nhà khoa học đã điều tra xem liệu stress có làm tăng nguy cơ tái phát bệnh viêm đại tràng mãn tính ở những người đã thuyên giảm bệnh hay không. Các nhà nghiên cứu đã đánh giá mức độ stress của những người tham gia trong khoảng thời gian 3 tháng cho tới tối đa 1 năm. Trong số 75 người tham gia đã có 28 người trải qua các triệu chứng tái phát trong thời gian này.
Trong quá trình điều trị stress, bác sĩ tâm lý có thể đề nghị một hình thức trị liệu nói chuyện, ngồi thiền, hít thở sâu và thư giãn cơ thể để giúp người bệnh giảm căng thẳng.
Những phương thức điều trị này sẽ giúp đầu óc bạn thoát ra khỏi những áp lực của cuộc sống và chuyển sang chế độ nghỉ ngơi giúp hệ tiêu hóa hoạt động một cách hiệu quả.