Rau cải xanh rất tốt nhưng 'đại kỵ' với 5 nhóm người này
Mặc dù rau cải xanh có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng nên sử dụng loại rau này. Dưới đây là 5 nhóm người không nên ăn rau cải kẻo "ôm họa".
6 lợi ích khi uống trà bưởi mật ong mỗi ngày
TP Hồ Chí Minh: Triển khai tiêm thêm nhiều loại vaccine miễn phí cho trẻ
Bạn có biết sương mù mùa đông gây hại sức khỏe như thế nào?
Tác dụng của rau cải xanh
Nguồn vitamin K tuyệt vời
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Cải xanh chứa một lượng vitamin K lớn, đủ cho nhu cầu mỗi ngày của cơ thể.
Nếu cơ thể thiếu hụt vitamin K sẽ dễ dẫn đến chứng không đông máu hoặc gặp các vấn đề sức khỏe liên quan đến tim và loãng xương.
Thậm chí, một số nghiên cứu mới đây cho thấy việc thiếu vitamin K có thể liên quan đến việc tăng nguy cơ suy giảm chức năng não, mất trí nhớ và bệnh Alzheimer.
Tác dụng của cải xanh đến từ lượng vitamin K tuyệt vời của chúng. Chỉ với một chén cải xanh (khoảng 56g), bạn đã cung cấp cho cơ thể 120% vitamin K mà cơ thể cần mỗi ngày.
Giúp tăng cường hệ miễn dịch
Do cải xanh chứa một lượng vitamin C dồi dào nên nó cũng sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch. Chỉ cần một bát canh rau cải (tương đương 56g rau tươi hoặc 140g rau cải đã nấu chín) có thể cung cấp hơn 1/3 nhu cầu vitamin C cần thiết mỗi ngày.
Một số nghiên cứu cho thấy rằng bổ sung đầy đủ vitamin C khi bị cảm lạnh và cúm sẽ giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh thành viêm phổi và nhiễm trùng phổi.
Ngoài ra, vitamin A trong cải xanh cũng giúp thúc đẩy sự tăng trưởng và phân chia của các tế bào. Đây là một loại tế bào bạch cầu cần thiết để giúp chống lại các bệnh nhiễm trùng.
Tác dụng của rau cải xanh giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch
Trong cải xanh có các hợp chất có tác dụng kiềm chế cholesterol. Do vậy, nếu ăn rau cải thường xuyên sẽ gián tiếp hỗ trợ tim, tốt cho mạch máu của cơ thể. Ngoài ra, rau cải xanh cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa như flavonoid và beta carotene. Những chất này có liên quan đến việc giảm nguy cơ phát triển và tử vong do bệnh tim.
Ngăn ngừa ung thư
Cải xanh có chứa một nhóm hợp chất thực vật được gọi là glucosinolates, giúp bảo vệ các tế bào chống lại tổn thương DNA và ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư.
Giúp mắt sáng khỏe
Trong cải xanh có chứa hai hợp chất là lutein và zeaxanthin đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ mắt. Cụ thể, hai hợp chất này giúp bảo vệ võng mạc của chúng ta không bị oxy hóa, cũng như lọc được ánh sáng xanh có khả năng gây hại cho mắt.
Chống lão hóa và đẹp da
Đối với những loại rau có màu xanh đậm thì hàm lượng vitamin khá cao. Những vitamin này cung cấp nhiều axit folic cần thiết cho tế bào máu, giúp chống oxy hóa, khiến da dẻ hồng hào và tươi tắn.
Vì vậy, mỗi ngày bạn nên dùng từ 200–300g rau xanh trong khẩu phần ăn để có được sự tươi trẻ, giảm thiểu căng thẳng, stress…
5 nhóm người "đại kỵ" với rau cải xanh:
Báo Tổ quốc dẫn lời lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) cho biết, mặc dù rau cải xanh nhiều tác dụng với sức khoẻ nhưng không phải ai cũng nên sử dụng loại rau này. Dưới đây là 5 nhóm người không nên ăn rau cải kẻo "ôm họa".
Người đau dạ dày, đầy bụng, trướng bụng
Những bệnh nhân đang mắc bệnh dạ dày, bị đầy bụng, trướng hơi thì nhất định không nên ăn nhiều rau cải kẻo dễ sinh ra nhiều khí, gây đầy bụng, đặc biệt là khi ăn sống, để phòng ngừa thì tốt nhất nên nấu chín trước khi ăn.
Người bị dị ứng
Những người bị dị ứng với phấn hoa cải, dầu hạt cải hay bất kỳ thành phần nào trong rau cải nên hạn chế hoặc tránh ăn loại rau này.
Người dùng thuốc chống đông máu
Rau cải chứa vitamin K, chất có khả năng kích thích đông máu. Do đó, người dùng thuốc chống đông máu như warfarin cũng nên hạn chế hoặc tránh ăn rau cải.
Người bệnh gút
Các loại rau cải hàm lượng purin ở nhóm B, 50 - 150mg/100g. Trong khi đó, các thực phẩm hàm lượng purin cao có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh gút.
Vì vậy nếu bạn thuộc nhóm người có nguy cơ mắc bệnh gút cao, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng sử dụng loại rau này.
Những người đang mắc bệnh suy giáp
Dù rau cải chứa nhiều loại vitamin và dinh dưỡng tốt cho chức năng tuyến giáp. Tuy nhiên, người nào đang có vấn đề về tuyến giáp, đang điều trị bệnh suy giáp, ung thư tuyến giáp, bướu cổ... thì không nên ăn bởi rau cải có chứa goitrin - chất có thể gây bướu cổ, có thể khiến bệnh tuyến giáp hoặc bướu cổ trầm trọng hơn.
Nếu muốn ăn, bệnh nhân suy giáp cần ngâm rửa thật kỹ rau cải rồi mới chế biến để loại bỏ hết chất goitrin trên rau. Có thể hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng rau cải phù hợp để sử dụng.
Ngoài những nhóm người trên được khuyến cáo không nên ăn rau cải xanh thì các chuyên gia còn khuyến cáo người dân không nên ăn sống loại rau này vì loại này thường được bón phân có chứa nhiều nitrat.
Sau khi đã chế biến, rau cải cần được ăn ngay, không nên để rau qua đêm vì lượng nitrat trong rau để lâu sẽ biến đổi thành nitrite, gây nguy hiểm cho sức khỏe.