Tại sao ăn đậu nành có thể giúp làm giảm cholesterol xấu?
Đậu nành không chỉ là thực phẩm quen thuộc mà còn có tác dụng cholesterol xấu.
Bộ Y tế đề xuất tiếp tục cho phép lưu hành, sử dụng thuốc Evusheld tại Việt Nam
Top 6 món ăn để qua đêm dễ sinh ra độc tố gây hại sức khỏe
Covid-19 sáng 03/2/2023: Lũy kế số ca khỏi bệnh là 10.613.194, đã tiêm hơn 266.1 triệu liều vaccine
LDL - Cholesterol xấu
Xét nghiệm máu có thể định lượng cholesterol, bao gồm cả LDL. Nguồn ảnh: Internet
Nếu cơ thể bị tăng LDL, nghĩa là có quá nhiều LDL trong máu. Phần LDL dư thừa này, cùng với một số chất khác, tạo thành mảng bám. Những mảng bám này tụ trên thành động mạch, đây chính là tình trạng mà chúng ta gọi là xơ vữa động mạch.
Bệnh mạch vành xảy ra khi mảng bám tích tụ trong thành các động mạch của tim, khiến các động mạch càng lúc càng xơ chai và hẹp lại. Lúc này, máu lưu thông sẽ bị hạn chế hoặc bị nghẽn. Bởi tim nhận oxy từ máu, tình trạng này làm tim không nhận đủ lượng oxy. Vấn đề này có thể gây ra chứng đau thắt ngực, hoặc khi dòng máu bị tắc hoàn toàn sẽ gây nhồi máu cơ tim.
Làm thế nào để biết LDL đang ở mức nào?
Xét nghiệm máu có thể định lượng cholesterol, bao gồm cả LDL. Thời điểm và tần suất làm xét nghiệm được bác sĩ khuyến cáo dựa trên độ tuổi, yếu tố nguy cơ và tiền sử gia đình.
Người dưới 19 tuổi:
Xét nghiệm lần đầu trong khoảng 9-11 tuổi.
Xét nghiệm lại mỗi 5 năm.
Một số trẻ có thể làm xét nghiệm từ 2 tuổi nếu như tiền sử gia đình có mỡ máu cao, nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.
Người trên 20 tuổi:
Người trẻ nên xét nghiệm mỗi 5 năm.
Nam giới từ 45-65 tuổi và nữ giới từ 55-65 tuổi nên xét nghiệm mỡ máu mỗi 1-2 năm.
Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng LDL trong máu
Chế độ ăn: Chất béo bão hòa và cholesterol trong thức ăn nạp vào làm tăng lượng cholesterol trong máu.
Cân nặng: Thừa cân có xu hướng tăng lượng LDL, giảm lượng HDL và tăng cholesterol toàn phần.
Hoạt động thể lực: Việc ít hoạt động thể lực làm tăng cân và dẫn dến tăng lượng cholesterol.
Hút thuốc lá: Hút thuốc lá làm giảm lượng HDL. Vì HDL giúp đẩy LDL ra khỏi động mạch, việc thiếu hụt HDL sẽ góp phần làm tăng lượng LDL.
Phân biệt cholesterol xấu và tốt
Hút thuốc lá làm thiếu hụt HDL sẽ góp phần làm tăng lượng LDL.
Tuổi và giới tính: Khi nữ giới và nam giới già đi, lượng cholesterol sẽ tăng lên. Trước tuổi mãn kinh, phụ nữ có lượng LDL thấp hơn nam giới cùng độ tuổi. Nhưng hậu mãn kinh, LDL ở nữ có xu hướng tăng lên.
Gen: Bộ gen phần nào quyết định lượng cholesterol mà cơ thể tạo ra. Mỡ máu cao thường di truyền từ đời này sang đời khác. Ví dụ: bệnh tăng cholesterol trong máu do di truyền là một dạng bệnh tăng mỡ máu di truyền.
Thuốc: Một số loại thuốc, bao gồm steroid, một số thuốc huyết áp và thuốc điều trị HIV/AIDS có thể làm tăng lượng LDL.
Các vấn đề sức khỏe khác: Các bệnh thận mạn tính, đái tháo đường và HIV/AIDS khiến mức LDL tăng cao.
Chủng tộc: Một số chủng tộc càng ngày càng có nguy cơ cao về mỡ máu. Ví dụ như, người gốc Phi thường có mức LDL và HDL cao hơn người da trắng.
Lý do ăn đậu nành có thể giúp làm giảm cholesterol xấu?
Đậu nành (đậu tương) là loại thực phẩm quen thuộc được chế biến trong các món ăn phổ biến như: sữa đậu nành, đậu phụ, tào phớ, tương…
Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra tác động tích cực của việc ăn đậu nành đối với mức cholesterol của mọi người. Mới đây, các nhà khoa học đã tìm hiểu cơ chế đằng sau những phát hiện này. Các nhà nghiên cứu từ Đại học Illinois Urbana-Champaign (Mỹ) đã nghiên cứu đậu nành để xác định lý do tại sao chúng có thể có khả năng giảm cholesterol.
Họ đã xem xét các loại đậu nành khác nhau để tìm ra lý do tại sao chúng có thể làm giảm cholesterol xấu (LDL). Họ nghi ngờ tác dụng tích cực này có thể là do hai loại protein- glycinin và B-conglycinin.
Các nhà khoa học đã chọn 19 loại đậu nành, mỗi loại chứa hàm lượng glycinin và B-conglycinin khác nhau. Đậu nành xay đã được khử chất béo và nghiên cứu trong các thí nghiệm mô phỏng tiêu hóa đường tiêu hóa.
Trong các thí nghiệm mô phỏng quá trình tiêu hóa thức ăn, bột đậu nành đã khử chất béo được trộn với chất lỏng và enzyme từ quá trình tiêu hóa ở miệng, dạ dày, ruột và ruột kết. Các nhà nghiên cứu đã chạy mô phỏng bằng cách sử dụng các tế bào mỡ. Sau khi chạy từng loại bột đậu nành thông qua quá trình này, các nhà nghiên cứu đã đo mức độ hấp thụ cholesterol LDL.
Tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Elvira de Meji, Giáo sư khoa học thực phẩm tại Đại học Illinois Urbana-Champaign cho biết: "Chúng tôi đã đo một số thông số liên quan đến chuyển hóa cholesterol và lipid cũng như nhiều dấu hiệu khác - protein và enzyme - ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến quá trình chuyển hóa lipid". .
Những phát hiện của nghiên cứu đã ủng hộ giả thuyết của các nhà nghiên cứu - hai loại protein được tìm thấy trong đậu nành, glycinin và B-conglycinin, góp phần vào khả năng giảm cholesterol của đậu nành.
Protein B-conglycinin có khả năng giảm cholesterol đặc biệt tốt. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, peptide được giải phóng từ protein này làm giảm biểu hiện HMGCR, nồng độ cholesterol và chất béo trung tính được este hóa, giải phóng ANGPTL3 và sản xuất MDA trong quá trình oxy hóa LDL.
Một số giống đậu nành ngăn chặn quá trình tổng hợp axit béo cũng như kích hoạt sự hấp thụ LDL vào gan. Về lý thuyết, điều này có thể dẫn đến giảm bệnh gan nhiễm mỡ.
Những kết quả này chỉ ra rằng việc hấp thụ các giống đậu nành được chọn có thể điều chỉnh cân bằng nội môi cholesterol và LDL. Do đó, thúc đẩy việc ngăn ngừa các bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch.
Các nhà nghiên cứu cũng so sánh lợi ích của bột đậu nành với một loại thuốc dùng để điều trị cholesterol cao. Họ phát hiện ra rằng các peptide từ bột đậu nành có đặc tính giảm lipid tương tự như loại thuốc được so sánh. Peptide của đậu nành được tiêu hóa có thể làm giảm sự tích tụ lipid từ 50% -70%.