Tại sao đậu bắp là thần dược bệnh nhân tiểu đường?
Đậu bắp là thực phẩm giàu chất xơ và chất chống oxy hóa, mang lại rất nhiều lợi ích cho quá trình điều trị bệnh tiểu đường.
Cẩn trọng với mỹ phẩm giá rẻ
Dùng dầu thầu dầu làm đẹp an toàn mà tiết kiệm
Các biện pháp phòng chống tái cận sau mổ
Lợi ích của đậu bắp đối với bệnh nhân tiểu đường
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Nhờ những chất dinh dưỡng có trong đậu bắp, chúng rất có lợi cho những người mắc bệnh tiểu đường. Một số lợi ích như sau:
Chỉ số đường huyết thấp
Đậu bắp có chỉ số đường huyết thấp, có nghĩa là nó có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu bằng cách ngăn chặn sự tăng đột biến nhanh chóng.
Hàm lượng chất xơ cao
Chất xơ trong đậu bắp giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thu carbohydrate. Điều này lần lượt giúp giảm lượng đường trong máu tăng đột biến sau bữa ăn.
Giàu chất chống oxy hóa
Đậu bắp chứa chất chống oxy hóa như quercetin và catechin có thể giúp bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại do lượng đường trong máu cao.
Có thể cải thiện độ nhạy insulin
Đậu bắp có thể cải thiện độ nhạy insulin, giúp cơ thể sử dụng insulin hiệu quả hơn. Insulin rất quan trọng vì nó là hormone giúp kiểm soát lượng đường trong máu của bạn.
Cách dùng đậu bắp trị tiểu đường
Với tác dụng như trên thì người bệnh tiểu đường có thể sử dụng đậu bắp giúp cho hỗ trợ bệnh tiểu đường tốt hơn. Thông thường có 3 cách dùng đậu bắp trị tiểu đường hay được sử dụng sau đây:
Chỉ sử dụng đậu bắp
Nguyên liệu: Khoảng 100g đậu bắp non, tốt nhất sử dụng loại bắp tươi vừa thu hoạch, không có vết thâm ngoài vỏ.
Cắt bỏ đầu cuống và đuôi của quả đậu bắp
Dùng dao cắt đôi quả đậu bắp theo chiều dọc rồi ngâm vào ly nước sôi để nguội.
Đậy kín, để qua đêm và vớt quả đậu bắp ra.
Cách dùng:
Uống hết phần nước ngâm quả đậu
Thời điểm: Uống vào trước bữa sáng khoảng 15 đến 30 phút hàng ngày là hợp lý.
Lượng dùng: 100g đậu bắp ngâm trong ly nước có thể tích khoảng 100 đến 150 ml.
Sử dụng đậu bắp với lá ổi, sa kê cho người mắc tiểu đường
Sử dụng đậu bắp, lá ổi, sa kê kết hợp để làm tăng hiệu quả ổn định đường huyết
Nguyên liệu:
Khoảng 100g đậu bắp tươi, không thâm đen bên ngoài, không dài quá 8cm.
Khoảng 100g lá sa kê tươi.
Khoảng 50g lá ổi non.
Cách làm:
Rửa sạch quả đậu bắp, lá sa kê cùng lá ổi non rồi để cho ráo nước.
Cho nguyên liệu (chú ý đậu bắp cắt bỏ hai đầu) vào nồi nước khoảng 2 lít.
Tiến hành nấu chín ở nhiệt độ vừa phải không quá thấp không quá cao.
Đến khi nước còn khoảng nửa lít, tắt bếp và để nguội.
Cách dùng:
Chia nhiều lần uống trong ngày, tốt nhất nên sử dụng trước khi ăn sáng, trưa và tối khoảng 30 phút để đạt hiệu quả cao nhất.
Nên chia ra 2 đợt uống, mỗi đợt kéo dài 7 đến 10 ngày và các đợt cách nhau khoảng 7 ngày. Dựa vào tình trạng của người bệnh mà điều chỉnh cho phù hợp.
Sử dụng các món ăn với đậu bắp
Bên cạnh sử dụng đậu bắp trị tiểu đường như một loại nước sắc để uống, sử dụng đậu bắp trong các món ăn hàng ngày cũng là một phương pháp tuyệt vời cho người bệnh tiểu đường.
Sử dụng cùng với các món ăn với đậu bắp không chỉ giúp cải thiện tình trạng bệnh mà còn giúp người bệnh đỡ nhàm chán so với uống một mình đậu bắp. Cụ thể đậu bắp có thể kết hợp với các món ăn sau:
Đậu bắp xào thịt gà: Đậu bắp ngâm nước muối loãng rồi thái thành miếng vừa ăn, trụng qua nước sôi. Thịt gà tẩm gia vị, xào qua trút ra đĩa riêng. Sau đó xào qua đậu bắp rồi cho thịt gà vào đảo cùng.
Đậu bắp sốt cà chua: Đậu bắp ngâm nước muối loãng, luộc qua rồi vớt ra cho ráo. Cho cà chua xào nhuyễn rồi thêm đậu bắp xào cùng đến khi chín.
Các trường hợp tiểu đường không nên sử dụng đậu bắp
Đậu bắp tốt cho người tiểu đường tuy nhiên cũng tùy mức độ phụ thuộc vào cơ địa và tình trạng từng người bệnh. Nhìn chung, phương pháp dân gian thường mang tác dụng chậm và cần sự kiên trì cũng như điều chỉnh sao cho phù hợp của từng người bệnh.
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý một số trường hợp không nên sử dụng đậu bắp trị tiểu đường như sau:
Người tiểu đường kèm theo suy thận, sỏi thận: Người mắc bệnh đái tháo đường kèm các bệnh về thận như suy thận hay sỏi thận không nên dùng bắp đậu để hỗ trợ bệnh tiểu đường. Nguyên nhân là do đậu bắp sử dụng nhiều có thể gây lắng đọng chất gây sỏi thận là oxalat – một chất có hàm lượng khá cao trong đậu bắp. Người sử dụng đậu bắp có thể làm tăng nguy cơ bệnh sỏi thận hoặc tái phát bệnh sỏi thận của người đã khỏi bệnh.
Những người tiểu đường đang phải dùng thuốc chống đông máu: Đậu bắp chứa vitamin K giúp trong ngăn ngừa loãng xương nhưng cũng là tác nhân thúc đẩy quá trình đông máu. Người bệnh tiểu đường mà đang bị huyết khối hay đông máu sử dụng đậu bắp có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh.
Những người tiểu đường có kèm theo viêm khớp: Thành phần solanine trong quả đậu bắp làm tình trạng viêm khớp nặng hơn. Vì vậy khi bị viêm khớp nặng không nên sử dụng đậu bắp.
Người đang bị tiêu chảy: Đậu bắp chứa nhiều chất xơ giúp cho tiêu hóa được tốt hơn nhưng cũng chính bởi vậy nên đậu bắp lại làm người bệnh tiểu đường dễ bị tiêu chảy.