Tại sao không nên thường xuyên ngoáy rốn?
Rốn còn là một huyệt vị đặc biệt đặc biệt trên cơ thể con người vì đây là huyệt vị duy nhất có thể dùng tay chạm vào được, dùng mắt nhìn thấy được. Vậy chúng ta có nên thường xuyên vệ sinh rốn?
Lợi ích tuyệt vời của thực phẩm cay với sức khỏe
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nano Fucoidan quảng cáo như thuốc chữa bệnh
7 loại trà thảo dược tốt cho sức khỏe người cao tuổi
Tại sao không nên ngoáy rốn?
Rốn là một huyệt đạo rất quan trọng trên cơ thể con người, có liên quan mật thiết đến các cơ quan nội tạng. Nếu bạn thường xuyên chạm vào rốn, rất có thể lớp mỡ ở rốn sẽ bị tổn thương, dẫn đến nhiễm trùng do sự xâm nhập của vi rút, vi khuẩn.
Rốn là một ổ vi khuẩn, trong đó có khoảng 1.400 loại vi khuẩn, nhưng hầu hết những vi khuẩn này không gây bệnh, những chất bẩn trông có vẻ bẩn thỉu này có thể duy trì nhiệt độ ở rốn bình thường. Nếu rốn quá sạch và thoát nhiệt nhanh, chức năng tiêu hóa có thể bị suy giảm.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Trong trường hợp ngoáy rốn để làm sạch với lực quá mạnh, khiến vùng da ở rốn bị tổn thương dẫn đến viêm nhiễm hoặc sinh mủ, khiến vi khuẩn bên ngoài (không thường có ở rốn) xâm nhập vào các mạch máu quan trọng ở khoang bụng.
Một số bộ phận khác trên cơ thể cũng không nên làm sạch quá kĩ như tai, mũi, mặt, răng,...
Làm sạch rốn thế nào mới đúng?
Dù không nên ngoáy rốn hay lạm dụng chất làm sạch quá kỹ, đây vẫn là khu vực cần được vệ sinh nhẹ nhàng và thường xuyên để trách chất bẩn tích tụ gây viêm nhiễm. Nhiều hình dạng rốn khác nhau sẽ có các cách vệ sinh khác nhau, nhưng nhìn chung có thể quy thành một số bước.
Đầu tiên, dùng tăm bông hoặc gạc thấm cồn 70 độ nhẹ nhàng lau các bề mặt bên trong rốn. Sau đó dùng tăm bông và gạc mới thấm lại nước lau lại để rửa sạch cồn trên da.
Sau khi tắm xong, bạn lại nhẹ nhàng lau khô phần bên trong của rốn bằng bông gạc hoặc khăn sạch.
Nếu sử dụng các loại mỹ phẩm dưỡng thể, bạn nên tránh bôi vùng bên trong rốn, vì độ ẩm từ các loại kem có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn và làm cho rốn bẩn trở lại.
Đối với rốn lồi, bạn cũng có thể vệ sinh dễ dàng hơn bằng cách tạo bọt xà bông tắm nhẹ nhàng trên khăn để lau rốn. Sau khi tắm xong, bạn cũng hãy lau rốn thật khô.
Đối với rốn có xỏ khuyên đã lành, bạn có thể nhẹ nhàng rửa vùng xỏ khuyên bằng một bông tẩm nước muối sinh lý.
Ngoài ra, bạn nên giữ ấm khu vực rốn. Bằng việc giữ ấm cho huyệt này có thể giúp trị các chứng tiêu chảy, đau bụng, đạu dạ dày cấp mãn tính, chức năng tiêu hoá kém, viêm ruột kết… Giữ ấm phần bụng dưới cũng có thể dưỡng thận, phần bụng trên giúp dưỡng ngũ quan.
Khi ngủ cần chú ý giữ ấm cho rốn để tránh bị cảm lạnh, hoặc tiêu chảy. Massage vùng rốn còn có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hoá và khả năng hấp thụ của cơ thể.