Tại sao mùa đông gót chân lại nứt nẻ?
Mùa đông thời tiết khô hanh là nguyên nhân khiến gót chân ngày càng nứt nẻ.
Cách để tránh cảm lạnh trong mùa đông
Top thực phẩm giúp làm sạch gan tự nhiên
Thu hồi lô nước muối Vĩnh Phúc kém chất lượng
Nguyên nhân khiến cho gót chân khô, nứt nẻ
Gót chân nứt nẻ, da khô sần sùi xảy ra khi hàng rào bảo vệ da của chúng ta bị phá vỡ. Nguồn ảnh: Internet
Gót chân nứt nẻ, da khô sần sùi xảy ra khi hàng rào bảo vệ da của chúng ta bị phá vỡ. Đây có thể do một tình trạng bệnh lý về da nào đó, như bệnh vẩy nến, bệnh chàm, hoặc do phần gót chân rất khô.
Có nhiều yếu tố gây nên tình trạng này, trong đó có thể do tuổi tác, nếu tuổi càng cao thì da của chúng ta trở nên mỏng hơn, kém đàn hồi hơn.
Ngoài ra, tình trạng da khô là do nguyên nhân của thời tiết hanh, lạnh giá, đây là yếu tố thúc đẩy nẻ gót chân trở nên tệ nhất vào mùa đông.
Giải thích về vấn đề này các nghiên cứu cho thấy, khi mùa đông lạnh thì nhiệt độ trong nhà và ngoài trời có chênh lệch, độ ẩm trong không khí cũng thấp hơn. Việc thiếu độ ẩm sẽ khiến da trở nên khô hơn và điều đó dẫn đến tình trạng da nứt nẻ, bong tróc nhiều hơn.
Trên thực tế cho thấy, các nứt nẻ của da chân nếu không được chăm sóc đúng có thể gây ra vết thương, dễ bị nhiễm trùng. Tình trạng này nặng hơn và có thể gây nhiều biến chứng nếu người bệnh có hệ thống miễn dịch bị tổn thương hoặc mắc bệnh lý đái tháo đường. Ở đối tượng bệnh nhân này có thể xảy ra tình trạng nhiễm trùng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.
Sử dụng kem dưỡng gót chân hoặc kem dưỡng ẩm kết cấu dày
Phương pháp điều trị nứt gót chân hiệu quả đầu tiên cần nhắc đến đó là sử dụng kem dưỡng gót chân. Những loại dầu dưỡng này có chứa các thành phần giúp dưỡng ẩm, làm mềm và tẩy tế bào chết. Hãy ưu tiên lựa chọn các sản phẩm chứa những thành phần sau:
Urê
Axit salicylic
Axit alpha-hydroxy
Saccharide isomerate
Bạn có thể tìm thấy những loại kem dưỡng da gót chân này ở quầy thuốc hoặc trên mạng. Tuy nhiên, khi sử dụng cần lưu ý một số điều như sau:
Thoa kem dưỡng gót chân vào buổi sáng để tăng độ đàn hồi cho da trước khi bắt đầu ngày mới.
Dưỡng ẩm gót chân của bạn hai đến ba lần một ngày.
Đi giày bảo vệ gót chân.
Một số loại kem dưỡng gót chân có thể gây ra cảm giác châm chích hoặc kích ứng nhẹ, nhưng điều này là bình thường. Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu dầu dưỡng tiếp tục làm phiền bạn hoặc gây ra các phản ứng nghiêm trọng. Những trường hợp nghiêm trọng bị nứt gót chân có thể cần dùng kem dưỡng có độ mạnh theo toa của bác sĩ hoặc kem steroid để giúp giảm viêm và ngứa.
Sử dụng mật ong
Mật ong có thể hoạt động như một phương thuốc tự nhiên cho gót chân nứt nẻ. Theo một đánh giá vào năm 2012, mật ong có đặc tính kháng khuẩn và kháng vi sinh vật. Nghiên cứu cho thấy mật ong có thể giúp chữa lành và làm sạch vết thương, đồng thời dưỡng ẩm cho da. Bạn có thể sử dụng mật ong như một hỗn hợp tẩy tế bào chết cho chân sau khi ngâm, hoặc đắp nó như một mặt nạ cho chân qua đêm.
Dầu dừa trị nứt gót chân hiệu quả
Dầu dừa thường được khuyên dùng cho da khô, bệnh chàm và bệnh vảy nến. Nó có thể giúp làn da giữ được độ ẩm. Sử dụng dầu dừa sau khi ngâm chân cũng có thể là một lựa chọn tốt. Đặc tính chống viêm và kháng khuẩn của dầu dừa có thể chữa gót chân bị nứt nẻ nếu chúng dễ chảy máu hoặc nhiễm trùng.