Thêm 133 thuốc được Bộ Y tế gia hạn giấy đăng ký lưu hành
Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế công bố thêm 133 thuốc thuộc nhóm điều trị bệnh đường tiêu hóa, hô hấp, hormone - nội tiết tố, kháng sinh… được gia hạn giấy đăng ký lưu hành.
Tác dụng tuyệt vời của rau ngót Nhật
Dấu hiệu báo trước của bệnh ung thư vòm họng, bạn không nên bỏ qua
Những lợi ích bất ngờ của nước lá đu đủ với sức khỏe
Trong 133 thuốc này có 128 thuốc sản xuất trong nước được gia hạn giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam có hiệu lực 5 năm; 5 thuốc còn lại có hiệu lực trong 3 năm.
Các thuốc này nhằm điều trị bệnh đường tiêu hóa, hô hấp, dạ dày, nhóm thuốc homrone - nội tiết tố, kháng sinh…
Theo quyết định của cơ quan chuyên môn Bộ Y tế, các thuốc tại danh mục này được giữ nguyên thông tin số đăng ký đã cấp.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Ngoài ra, cơ sở sản xuất và cơ sở đăng ký thuốc có trách nhiệm sản xuất thuốc theo đúng các hồ sơ, tài liệu đã đăng ký với Bộ Y tế và phải in số đăng ký được Bộ Y tế Việt Nam cấp lên nhãn thuốc.
Cùng đó, các cơ sở chỉ được sản xuất, đưa ra lưu hành các thuốc kiểm soát đặc biệt khi có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược phạm vi kinh doanh thuốc phải kiểm soát đặc biệt phù hợp với phạm vi hoạt động của cơ sở đáp ứng quy định tại Nghị định số 54/2017 của Chính phủ...
Đây là lần thứ ba Bộ Y tế gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc, lần thứ nhất gia hạn hơn 6.000 giấy phép, lần thứ hai gần 3.600. Như vậy, tính đến ngày 3/8, Bộ Y tế đã gia hạn gần 10.000 giấy đăng ký lưu hành thuốc sắp hết hạn.
Thời gian qua, nhiều bệnh viện xảy ra tình trạng thiếu thuốc, ảnh hưởng việc khám chữa bệnh và quyền lợi của người bệnh. Ví dụ: tại TP Hồ Chí Minh, một số loại thuốc thuộc diện thanh toán bảo hiểm y tế tại Bệnh viện TP Thủ Đức không đủ đáp ứng nhu cầu người bệnh; Bệnh viện Chợ Rẫy hết một số loại thuốc cho bệnh nhân ghép thận... Bên cạnh giấy đăng ký lưu hành, các cơ sở y tế không dám mua sắm thuốc, trang thiết bị. Ngoài ra, ảnh hưởng của Covid-19 và mua sắm thuốc theo hình thức đấu thầu tập trung chậm có kết quả... gây thiếu thuốc.
Theo Bộ Y tế, tình trạng thiếu thuốc, thiết bị, vật tư y tế đang diễn ra tại nhiều cơ sở khám chữa bệnh, ảnh hưởng đến việc chăm sóc sức khỏe nhân dân. Cụ thể, 28/34 sở y tế và 12/21 bệnh viện tuyến trung ương báo cáo thực trạng thiếu thuốc, gồm thuốc kháng sinh, thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, một số thuốc tim mạch, điều trị tăng huyết áp, thuốc điều trị sốt xuất huyết...
26/34 sở y tế và 15/21 bệnh viện tuyến trung ương báo cáo hiện có tình trạng thiếu vật tư tiêu hao, hóa chất. 14/34 sở y tế và 8/21 bệnh viện tuyến trung ương báo cáo có tình trạng thiếu trang thiết bị y tế, các trang thiết bị chuyên sâu.
Để tháo gỡ, ngày 1/8, Bộ Y tế trình gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất ban hành nghị quyết về việc bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Việc này nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn mà các cơ sở y tế đang đối mặt.
Theo đó, dự thảo nghị quyết của Chính phủ được Bộ Y tế xây dựng có sửa đổi một số thông tư liên quan đấu thầu, mua sắm thuốc, trang thiết bị y tế, đặc biệt về mua sắm, đấu thầu. Cụ thể, sẽ quy định thời điểm mua bán trang thiết bị y tế khi mua sắm, đấu thầu được xác định là thời điểm phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, thay vì quy định tại thời điểm mua bán như trước đây. Dự thảo còn có các nội dung về số đăng ký lưu hành thuốc, thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế...