Thói quen ăn uống ít ai ngờ làm tăng huyết áp
Ăn uống không đúng cách là nguyên nhân không ngờ khiến bạn bị tăng huyết áp.
Top 7 loại thực phẩm cực tốt cho những người hay thức khuya
Covid-19 sáng 13/7/2022: Lũy kế số ca khỏi bệnh là 9.780.172, đã tiêm hơn 236.1 triệu liều vaccine
Covid-19 ngày 12/7/2022: Cả nước ghi nhận 873 ca nhiễm mới
Dùng nhiều thực phẩm có nhiều đường bổ sung
Để không tăng đường huyết cần hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường bổ sung. Nguồn ảnh: Internet
Cùng với muối, đường bổ sung cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc làm tăng huyết áp. Việc tiêu thụ một lượng lớn đường bổ sung có thể làm tăng nguy cơ bị béo phì, dẫn đến có thể làm tăng huyết áp nếu căn bệnh này phát triển. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị giới hạn lượng đường bổ sung tiêu thụ hàng ngày không quá 6% lượng calories tiêu thụ.
Những loại thực phẩm phổ biến với đường bổ sung bao gồm: bánh quy, kẹo và bánh ngọt. Thực phẩm như trái cây tươi có chứa đường tự nhiên và do đó có thể được được dùng với số lượng thích hợp.
Không ăn hải sản "tốt" 2-3 lần/tuần
Cá hồi, tôm… đều là những lựa chọn hải sản có chứa hàm lượng thủy ngân thấp và cung cấp chất béo lành mạnh, bao gồm cả axit béo Omega-3. Tăng cường hấp thụ DHA - một axit béo Omega-3 được tìm thấy trong hải sản - có thể có lợi cho việc ngăn ngừa huyết áp tăng, theo một phân tích được công bố trên tạp chí Nutrients.
Khi chọn cá hải sản của bạn, hãy tránh các món chiên, rán, đã qua xử lý hoặc hun khói – những cách chế biến này khiến món ăn có thể có hàm lượng sodium cao.
Ăn tối quá nhiều và ăn khuya
Ăn khuya có thể gây ra huyết áp cao, ngay cả ăn bữa tối quá thịnh soạn cũng có thể làm tăng huyết áp.
Tiêu thụ 30% hoặc nhiều hơn lượng calo của một ngày sau 6 giờ chiều có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp cao hơn 23%, theo một nghiên cứu được tài trợ bởi Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA).
Không uống đủ nước
Uống nước đã được chứng minh là giúp tăng cường trao đổi chất và tăng huyết áp một chút, nhưng bị mất nước cũng có thể làm tăng huyết áp, theo Eat This, Not That!
Một nghiên cứu trên tạp chí Sports Medicine cho thấy mất nước cấp tính trong cơ thể (mất nước) do đổ mồ hôi có thể phá vỡ chức năng thích hợp của niêm mạc mạch máu, nội mạc, làm suy yếu điều hòa huyết áp. Ngay cả mất nước nhẹ cũng có thể làm dày máu và cản trở lưu lượng máu và tăng huyết áp.