Thực phẩm giúp giảm triệu chứng cảm lạnh vào mùa đông dịp cuối năm
Dưới đây là một số thực phẩm giúp giảm triệu chứng cảm lạnh thông thường mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên ăn.
6 nhóm người 'đại kỵ' với hành muối cần lưu ý
3 nhóm người không nên chạy bộ vào buổi tối
Cách chọn và bảo quản mứt Tết an toàn cho sức khỏe
Trái cây có múi
Đây là những loại quả chứa nhiều carbohydrates, vitamin, axit malic, axit citric, protein, chất xơ. Đặc biệt là vitamin C, đem đến một làn da sáng, tăng sức đề kháng và giảm thiểu các bệnh thường gặp vào mùa đông trong đó có cảm lạnh và cảm cúm.
Đối với cam, bưởi có thể bóc vỏ, ăn trực tiếp hoặc ép nước để uống. Còn với chanh, quất thì nên vắt nước, pha với nước đường ấm. Uống một cốc nước chanh đường như vậy sẽ giúp cơ thể ấm lên, tránh bị cảm lạnh.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Tỏi
Tỏi không chỉ là gia vị quen thuộc trong nhà bếp, mà từ lâu tỏi đã được dân gian truyền tụng với tác dụng tăng cường sức đề kháng, diệt khuẩn và phòng chống cảm cúm, cảm lạnh. Tỏi có đặc tính kháng khuẩn và chứa vitamin C, selenium cùng các khoáng chất khác có tác dụng đặc trị cảm cúm.
Sau khi đi ra ngoài về, ăn một tép tỏi sẽ giúp bạn làm ấm cơ thể. Trong ngày nên ăn thêm 3-4 tép tỏi nữa để cơ thể không bị cóng. Đối với những người bị cảm lạnh có thể nghiền 2 nhánh tỏi, pha với nước nóng để uống. Cứ uống như vậy cho để khi bệnh thuyên giảm.
Tía tô
Rau tía tô là loại gia vị phổ biến ở nước ta, có thể ăn sống hoặc dùng nấu canh. Trong Đông y, rau tía tô là vị thuốc tốt.Rau tía tô có tác dụng là cho ra mồ hôi, chữa ho, hỗ trợ tiêu hóa, giảm đau, giải độc, chữa cảm mạo.
Đặc biệt, món cháo tía tô giúp giải cảm cực tốt, thích hợp dùng cho những người bị cảm cúm, cảm lạnh.
Trà mật ong
Mật ong là một nguồn giàu chất dinh dưỡng, bao gồm các enzym, vitamin và khoáng chất. Mật ong nguyên chất chứa một loạt các hóa chất thực vật hoạt động như chất chống ôxy hóa giúp bảo vệ cơ thể khỏi bị tổn thương tế bào do các gốc tự do và tăng cường miễn dịch.
Được coi là nguồn kháng sinh tự nhiên, sử dụng trà mật ong giúp kháng khuẩn, giúp làm dịu kích ứng họng, giảm ho hiệu quả trong hỗ trợ điều trị các bệnh đường hô hấp như cảm lạnh.
Người bệnh có thể sử dụng mật ong pha với chanh đào ngâm đường phèn và nước ấm. Hoặc pha mật ong với nước và vài lát gừng uống ấm giúp giảm cảm giác đau rát, ngứa cổ, loãng đờm.
Uống trà mật ong ấm cũng rất hiệu quả để ngăn chặn cơn ho trước khi đi ngủ, giúp người bệnh ngủ ngon hơn.
Súp gà
Đây là món ăn được dân gian sử dụng nhiều và nó cũng rất hiệu quả khi bị cảm lạnh thông thường. Súp gà giúp giảm tắc nghẽn và cung cấp nước cũng như các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Trà gừng
Khi cơ thể nhiễm lạnh, uống một tách trà nóng là cách tuyệt vời để giữ cho cơ thể đủ nước và cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh. Uống trà gừng sẽ giúp giảm các triệu chứng như buồn nôn, ho và đau họng…
Gừng có tên khoa học là Zingiber officinale Rosc. Trong củ gừng có 2 - 3% tinh dầu, ngoài ra còn có chất nhựa (5%), chất béo (3,7%), tinh bột và chất cay. Các chất trong gừng có tác dụng hạ nhiệt, giảm đau và giảm ho, chống viêm, chống co thắt, chống nôn, tăng cường miễn dịch.
Gừng có tác dụng kháng virus và kháng khuẩn tuyệt vời. Nó kích thích hệ thống miễn dịch tự bảo vệ tốt hơn để chống lại các virus gây bệnh cúm và cảm lạnh.
Trong y học cổ truyền phương Đông, gừng là một vị thuốc chữa bệnh rất hiệu quả. Gừng tươi là vị thuốc có vị cay, tính ấm, có công dụng phát tán phong hàn, ấm vị, chỉ nôn, hóa đờm, chỉ ho, lợi niệu, giải độc. Thường dùng để trị cảm lạnh, đau đầu, rét, tắc ngạt mũi, đau bụng do lạnh, bụng đầy trướng, không tiêu, trị ho, đờm nhiều, ho do viêm phế quản…
Cách sử dụng trà gừng rất đơn giản: Dùng gừng tươi 10g, rửa sạch, đập giập, thêm nước đun sôi hoặc cho vào ấm pha trà, đổ nước sôi pha hãm trong 10 phút, thêm đường uống nóng. Dùng tốt để làm ấm cơ thể khi bị cảm lạnh, buồn nôn, tiêu chảy…