TP Hồ Chí Minh: Vì sao tỷ lệ không hài lòng của người bệnh tại bệnh viện công gia tăng?

(Tieudung.vn) - Kết quả từ hệ thống máy khảo sát tự động đặt tại các bệnh viện công lập năm 2023 đã ghi nhận số lượt người bệnh không hài lòng khi đi khám chữa bệnh là 12.522 lượt, tăng 18,46% so với năm 2022,

TP Hồ Chí Minh: Vì sao tỷ lệ không hài lòng của người bệnh tại bệnh viện công gia tăng?

TP Hồ Chí Minh: Vì sao tỷ lệ không hài lòng của người bệnh tại bệnh viện công gia tăng?
Kết quả từ hệ thống máy khảo sát tự động đặt tại các bệnh viện công lập năm 2023 đã ghi nhận số lượt người bệnh không hài lòng khi đi khám chữa bệnh là 12.522 lượt, tăng 18,46% so với năm 2022,

Theo đó, các khâu không hài lòng nhiều nhất là thủ tục đăng ký khám bệnh, thủ tục khám bảo hiểm y tế, nhà vệ sinh, thông tin hướng dẫn cho người bệnh, chỗ ngồi, xét nghiệm.

Số lượt không hài lòng của người dân khi đến khám tại các bệnh viện công lập năm 2023 tăng so với năm 2022 và chủ yếu tăng ở 6 tháng đầu năm 2023.

Trong đó, các nội dung “khâu làm thủ tục đăng ký khám” (2.125 lượt không hài lòng) tăng 33,56%; “khâu làm thủ tục khám bảo hiểm y tế” (1.179 lượt) tăng 27,46%; “nhà vệ sinh phục vụ người bệnh của bệnh viện” (631 lượt) tăng 30,27%;

" hướng dẫn cho người bệnh” (số không hài lòng là 657 lượt) tăng 23,44%; “Chỗ ngồi chờ khám, chờ xét nghiệm” (641 lượt) tăng 20,12%.

Trong 6 tháng cuối năm 2023, số lượt không hài lòng của người dân khi khám tại các bệnh viện công lập giảm 2,17% so với cùng kỳ 2022.

Bên cạnh đó, năm 2023 có một số nội dung nổi bật cần được các bệnh viện xem là những vấn đề ưu tiên có giải pháp cải tiến hiệu quả hơn để giảm tình trạng không hài lòng của người dân, gồm: Khâu làm thủ tục đăng ký khám; Khâu làm thủ tục khám bảo hiểm y tế; Cách hỏi bệnh và thăm khám của bác sĩ; Thái độ ứng xử, giao tiếp của nhân viên bệnh viện; Thời gian chờ xét nghiệm, siêu âm, chụp phim.

TP Hồ Chí Minh: Vì sao tỷ lệ không hài lòng của người bệnh tại bệnh viện công gia tăng?

Tại các bệnh viện công lập số lượng bệnh nhân tập trung khám bệnh vào buổi sáng rất đông. 

Trả lời trên báo Sài Gòn Giải Phóng, TS.BS Tăng Hà Nam Anh đã giải thích nguyên nhân tỷ lệ người bệnh không hài lòng với các dịch vụ tại bệnh viện công lập lại cao hơn so với các năm trước, dù các bệnh viện công đã cải tiến khá nhiều?

Với của một bác sĩ từng làm việc tại các môi trường công, bán công và tư nhân, kể cả vai trò là bệnh nhân ở bệnh viện công, tôi nghĩ nguyên nhân đến từ nhiều yếu tố.

Trước hết, đó là sự quá tải ở một số bệnh viện công lập, khi những bệnh viện tuyến cuối luôn có số lượng người bệnh rất lớn, không chỉ ở TP Hồ Chí Minh mà còn ở các tỉnh lân cận đổ về. Đa số người bệnh khám bệnh nhiều vào buổi sáng nên dẫn tới tình trạng quá tải toàn diện. Người bệnh nào cũng muốn khám sớm để về sớm nên câu chuyện nhiều tập này xem ra vẫn có cách giảm tải. Giải pháp có thể là hẹn tái khám vào các buổi chiều cho người bệnh đã khám; các bệnh mạn tính chỉ cần xem lại xét nghiệm và điều chỉnh thuốc…

Như vậy có thể kéo giãn số người bệnh tập trung vào một buổi. Hơn nữa, bác sĩ ở phòng khám có thể chia thành các ca sáng và chiều, kéo dài thời gian khám thêm 1 giờ vào buổi chiều để đảm bảo người bệnh đều được khám mà không phải chờ sang hôm sau, hay một cách khác để giảm quá tải là theo dõi người bệnh trực tuyến.

Cụ thể, ở các bệnh mạn tính, đa số người bệnh đến khám, lấy thuốc, bác sĩ xem các xét nghiệm có ổn không và ra toa thuốc. Việc này hoàn toàn có thể làm qua ứng dụng trực tuyến với chữ ký điện tử. Để thực hiện được việc này, bảo hiểm y tế và Sở Y tế TP Hồ Chí Minh nên ngồi lại để có phương án giải quyết. Bên cạnh đó, câu chuyện thủ tục đăng ký khám chữa bệnh rườm rà là do chúng ta còn ít áp dụng công nghệ thông tin. Câu chuyện này có thể hoàn toàn giải quyết được bằng các ứng dụng cho phép chọn khoa khám, chọn danh sách bác sĩ đã có ở từng bệnh viện, dựa trên các khung giờ cho sẵn.

Sau khi đặt lịch hẹn thành công, người bệnh sẽ nhận được tin nhắn tự động mời đi khám. Vậy, các bệnh nhân không đặt hẹn thì sao? Họ sẽ được sắp xếp vào giữa các khung giờ trống hoặc lấy số tại chỗ. Người bệnh có thể chuyển tiền khám trước hoặc ngay tại quầy khi đến bệnh viện. Đặc biệt, giá khám bệnh, xét nghiệm đều công khai để người bệnh có thể ước lượng số tiền phải dùng, từ đó chuẩn bị sẵn thẻ hay tiền mặt. Việc này còn có lợi ích trong việc khuyến khích người dân thanh toán qua ứng dụng hoặc thẻ.

Ngoài ra, việc chỉ dẫn, hướng dẫn thông tin cho người bệnh rất quan trọng, do đó các bệnh viện công lập cần chú trọng cải cách, thông qua việc đặt các bảng chỉ dẫn, các nhân viên tình nguyện hướng dẫn được bố trí tại các sảnh bệnh viện… Một nguyên nhân khác dẫn đến việc người bệnh không “mặn mà” đối với bệnh viện công là do hiện nay, tại TP Hồ Chí Minh có nhiều bệnh viện tư nhân ra đời. Có thể thấy, bệnh viện tư nhân vốn ít người bệnh nhưng nhân viên phục vụ lại nhiều, cơ sở vật chất khang trang nên người bệnh được phục vụ tốt hơn, hiển nhiên giá cũng cao hơn.