Trẻ giảm thính lực vì bố mẹ lấy ráy tai sai cách
Nhiều trường hợp các cháu bị giảm thính lực, bị chảy máu tai, tổn thương tai chỉ vì thói quen lấy ráy tai của cha mẹ với trẻ nhỏ.
Bệnh viêm xoang có nguy cơ lây nhiễm không?
Bộ Y tế đề nghị xác định nguồn lây 2 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ
6 biến chứng nguy hiểm của bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Vì sao ráy tai lại tích tụ lại?
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Ráy tay bản chất là một loại chất thải sinh học của cơ thể. Mặc dù nó không hẳn là cần thiết nhưng cũng có những công dụng nhất định để cảnh báo các dấu hiệu bất thường của sức khỏe. Ngoài ra, ráy tai cũng được coi như một người bảo vệ nhỏ bé giúp:
Bảo vệ tai không bị nước vào.
Tránh việc các côn trùng nhỏ hay bụi bẩn mắc vào tai.
Giúp tai không bị khô và ngứa vì cơ chế tạo thành ráy tai giúp bôi trơn ống tai.
Thông thường rát ráy tai sẽ tự khô đi và rơi ra bên ngoài. Các mảnh ráy tai thường nhỏ, mỏng và khô nên sẽ dễ dàng bay ra bên ngoài tai. Tuy nhiên đôi khi ráy tai tích tụ nhiều và nhanh hơn quá trình khô đi nên sẽ tích lại bên trong tai.
Thông thường tình trạng này hay xảy ra ở trẻ nhỏ nhiều hơn do các bé thường sợ và không hợp tác khi mẹ làm sạch tai. Nhất là những trường hợp ráy tai của bé cứng lại nằm sâu bên trong nên không thể lấy được. Lâu dần ráy tai sẽ tích lại khiến bé có quá nhiều ráy tai.
Khi ráy tai bịt kín ống tai sẽ ảnh hưởng đến thính giác của trẻ. Ngoài ra, việc ráy tai quá nhiều cũng khiến bé bị ngứa ngáy, khó chịu, đau tai thậm chí viêm tai.
Nhiều trường hợp trẻ nhỏ bị giảm thính lực
PGS Nguyễn Thị Hoài An – nguyên Trưởng khoa Tai mũi họng trẻ em – Bệnh viện tai mũi họng Trung Ương – cho biết bà gặp nhiều trường hợp các cháu bị giảm thính lực, bị chảy máu tai, tổn thương tai chỉ vì thói quen lấy ráy tai của cha mẹ với trẻ nhỏ.
Trường hợp của bé Nguyễn Tuấn A, 3 tuổi thường xuyên kêu đau tai, mẹ bé cho con đi kiểm tra tai thì bên tai trái bị nhiễm nấm do lấy ráy tai tổn thương còn bên tai phải ống tai của bé bị ráy tai che kín hoàn toàn khiến thính lực bị ảnh hưởng.
Các bác sĩ phải bơm oxy già và khẽ lấy từng mủn ráy tai ra một.Mẹ của bé cho biết chị vẫn lấy ráy tai cho con hàng ngày. Ráy tai của bé ướt, nhìn bẩn nên mẹ bé cứ lấy bông tăm ngoáy tai cho bé mỗi lần tắm, gội xong và chị yên tâm như thế tai của bé tốt. Có khi thi thoảng chị dùng đồ lấy ráy tai bằng kim loại để “nạo vét” ráy tai cho con mà không hề biết vô tình làm tổn thương tai của con.
Nhiều trường hợp các cháu bị giảm thính lực, bị chảy máu tai, tổn thương tai chỉ vì thói quen lấy ráy tai của cha mẹ với trẻ nhỏ. Nguồn ảnh: BVAV
PGS An cho biết khi tắm gội nếu nước không may vào tai các con thì cha mẹ chỉ cần nghiêng tai để nước ra ngoài, dùng tăm bông thấm cửa tai để sạch nước, không khí ra vào tai nước đọng sẽ tự khô thay vì dùng bông tăm để vệ sinh là dồn chất bẩn vào sâu trong ống tai.
Cách lấy ráy tai đúng cách tại nhà
Lấy ráy tai có thể tiềm ẩn một số rủi ro như chảy máu tai, thủng hoặc ảnh hưởng tới màng nhĩ, nguy cơ viêm tai giữa,... Chính vì vậy, thực hiện và các cách lấy, loại bỏ ráy tai đúng cách là vô cùng quan trọng. Để có cách lấy ráy tai đúng cách, an toàn, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau đây:
Sử dụng nước muối sinh lý
Sử dụng nước muối sinh lý trong lấy ráy tai là phương pháp an toàn và dễ thực hiện mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà với các bước như sau:
Tiến hành nhúng ướt bông gòn sạch vào nước muối sinh lý. Nằm nghiêng người sang một bên.
Cho miếng bông gòn đã được làm ướt vào tai và để nguyên trong vòng 5 phút. Có thể tiến hành day nhẹ tay để nước muối được thấm vào bên trong nhiều hơn.
Sau 5 phút, nằm nghiêng người lại so với hướng ban đầu để phần nước và ráy tai chảy ra ngoài.
Dùng tăm bông sạch và khăn mềm để thấm và làm sạch cho tai.
Tiếp tục thực hiện các bước tương tự với bên tai còn lại.
Ngoài ra, để vệ sinh và lấy ráy tai cũng có thể sử dụng oxy già hoặc nước ấm (không nên sử dụng nước máy).
Sử dụng thuốc nhỏ tai
Các loại thuốc nhỏ tai có chứa chất chống viêm tai, thường được sử dụng khi cần lấy ráy tai khô và cứng. Sản phẩm cũng được đánh giá là an toàn cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Cách loại bỏ ráy tai với thuốc nhỏ tai được tiến hành như sau:
Nghiêng đầu sang một phía và từ từ nhỏ từ 1 – 2 giọt thuốc nhỏ tai vào lỗ tai. Dùng tay xoa nhẹ phần ống tai sau khi nhỏ thuốc.
Sau khoảng 1 phút, từ từ nghiêng đầu sang phía ngược lại ban đầu để phần thuốc nhỏ và ráy tai sẽ chảy ra ngoài.
Sử dụng khăn mềm, sạch để vệ sinh lại lỗ tai
Tiếp tục thực hiện các bước tương tự với bên tai còn lại.
Sử dụng ống tiêm bóng đèn
Trong trường hợp việc sử dụng nước nhỏ tai không thể loại bỏ được ráy tai, bạn có thể sử dụng một cách khác đó chính là ống tiêm bóng đèn. Các bước thực hiện gồm có:
Cho nước ấm vào ống tiêm
Đặt ống tiêm vào gần phía lỗ tai và tiến hành bóp đầu ống một cách nhẹ nhàng.
Với cách thực hiện này, nước ấm sẽ đi vào bên trong lỗ tai và làm ráy tai mềm ra và chảy ra bên ngoài. Lúc này, bạn chỉ cần nghiêng nhẹ đầu để nước và ráy tai chảy ra. Sau đó dùng khăn sạch để lau khô.
Lưu ý:
Không nên bóp ống tiêm với nước quá mạnh, tránh nguy cơ gây tổn thương với màng nhĩ.
Sử dụng nước với nhiệt độ phù hợp, không quá nóng hoặc quá lạnh.
Không áp dụng phương pháp lấy ráy tai này với người bệnh đã từng phẫu thuật màng nhĩ hoặc bị thủng màng nhĩ.