Vì sao ho kéo dài mãi không khỏi?
Nhiều trường hợp bị ho lâu ngày mãi không khỏi thì bạn hãy chú ý những nguyên nhân dưới đây nhé.
Mẹ nhỏ tinh dầu tỏi để chữa viêm mũi khiến trẻ nhập viện
6 cách không tốn kém vẫn giúp con cải thiện IQ cao
Đình chỉ cơ sở Đông Y bấm huyệt Y học Cổ Phương hoạt động không phép
Thế nào là bị ho lâu ngày?
Ho lâu ngày có thể gây căng thẳng, mệt mỏi. Nguồn ảnh: Internet
Khi cổ họng của chúng ta bị mắc các dị vật hay đường thở bị bít tắc bởi các chất dịch nhầy, đờm do bệnh lý phế quản, cảm cúm gây nên thì sẽ xuất hiện triệu chứng ho nhằm đẩy mạnh các dị vật đó ra khỏi cơ thể. Hoặc ho cũng có thể là biểu hiện của bệnh lý khác. Việc ho lâu ngày là tình trạng ho dai dẳng không khỏi tái diễn trong nhiều ngày, khiến người bệnh mệt mỏi, thậm chí gây mất ngủ về đêm và cần được đi khám, chữa trị kịp thời.
Những đối tượng dễ bị ho
Bác sĩ Thúy Hằng - Bệnh viện ĐK Tâm Anh cho biết, ai cũng có thể bị ho nhưng dễ xảy ra ở các đối tượng sau hơn:
Hút thuốc lá, thuốc lá điện tử, dùng chất kích thích;
Bị bệnh mạn tính, đặc biệt là các bệnh liên quan đến phổi hoặc hệ thần kinh;
Bị dị ứng;
Trẻ em do hệ miễn dịch non nớt nên dễ bị mắc các bệnh về hô hấp;
Người già do hệ thống hô hấp suy yếu;
Công nhân làm việc trong các nhà máy hạt nhân, mỏ than, hóa chất…
Vì sao ho mãi không khỏi?
Đường thở bị kích thích
Nguyên nhân thường gặp nhất gây ho kéo dài thường là do ảnh hưởng sau một đợt cảm lạnh hoặc cảm cúm. Mặc dù hầu hết các triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm sẽ chấm dứt sau một vài ngày những những cơn ho vẫn tiếp tục bỏi vì virus gây bệnh có thể khiến đường thở của bạn trở nên sưng và nhạy cảm. Điều này thậm chí còn kéo dài kể cả sau khi virus biến mất.
Các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn
Dị ứng và hen suyễn thường là nguyên nhân dẫn tới ho. Nhiệt độ xuống thấp, thời tiết lạnh giá có thể gây ra hen suyễn, kéo theo ho dai dẳng.
Trào ngược dạ dày thực quản và tắc nghẽn đường thở khi ngủ cũng có thể gây ho mạn tính. May mắn là tất cả các vấn đề sức khỏe nêu trên đều có thể được điều trị. Vì thế nên đi khám để được kiểm tra và tư vấn cách điều trị hiệu quả ngay khi có các dấu hiệu trào ngược dạ dày – thực quản như:
Ợ nóng
Ho liên tục
Trào ngược
Các triệu chứng cảnh báo tắc nghẽn đường thở khi ngủ bao gồm:
Mất ngủ
Ngáy to
Thở hổn hển
Tỉnh giấc nhiều lần trong đêm
Hay buồn ngủ vào ban ngày
Căng thẳng
Căng thẳng mạn tính có thể khiến cho cơn cảm lạnh kéo dài hơn. Vì thế để thoát khỏi tình trạng ho kéo dài, hãy thư giãn và giảm bớt căng thẳng. Một cách đơn giản để thư giãn và nghỉ ngơi là ngủ 7 – 8 giờ/đêm.
Cơ thể thiếu chất lỏng
Khi bị cảm lạnh hoặc cảm cúm, hãy uống nhiều nước. Nước lọc, nước trái cây, súp giúp làm loãng chất nhầy trong đường thở, nhờ đó chúng ta có thể ho và “tống” ra ngoài. Rượu và đồ uống có chứa caffein có thể gây mất nước, vì thế nên tránh tiêu thụ. Một cách khác để tăng thêm độ ẩm cho đường hô hấp là sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc nước xịt mũi.
Lạm dụng thuốc xịt mũi
Các loại thuốc xịt mũi chống xung huyết giúp làm giảm nghẹt mũi. Mặc dù vậy không sử dụng quá 3 ngày . Nếu lạm dụng thuốc, khi ngừng sử dụng sẽ khiến các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn. Lượng thuốc xịt dư thừa sẽ làm cho màng mũi sưng lên, gây tắc nghẽn, dẫn tới hội chứng chảy dịch mũi sau và ho.
Không khí quá khô hoặc quá ẩm
Không khí quá khô, một tình trạng đặc biệt phổ biến trong mùa đông, có thể kích thích gây ho. Tuy nhiên không khí quá ẩm cũng không phải là môi trường lý tưởng. Cả hai tình trạng này đều kích hoạt bệnh hen suyễn, khuyến khích ự phát triển của bụi và nấm mốc. Các chất gây dị ứng này có thể khiến bạn ho.
Nhiễm khuẩn
Đôi khi, cảm lạnh có thể để lại đằng sau một món quà chia tay không mong muốn. Đường thở bị kích thích do ảnh hưởng của cảm lạnh dễ dàng cho vi khuẩn xâm nhập. Vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng xoang, viêm phế quản và viêm phổi.Nếu bạn bị sốt hoặc đau cùng với ho kéo dài, một bệnh nhiễm trùng nào đó có thể là nguyên nhân. Khi gặp phải tình trạng này, nên nhanh chóng đi khám để được tư vấn điều trị phù hợp, thường là sử dụng thuốc kháng sinh.
Ảnh hưởng của thuốc điều trị huyết áp
Sử dụng thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE) để điều trị huyết áp cao có thể là lý do tại sao ho kéo dài. Khoảng 1 trong 5 người sử dụng thuốc ức chế ACE bị ho khan, ho kéo dài như một tác dụng phụ của thuốc. Với bất cứ ai gặp phải tình trạng này, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ để thay thế bằng một loại thuốc khác.
Dị ứng lông động vật
Theo PGS Nguyễn Thị Hoài An – Bệnh viện Đa khoa An Việt, bà thường xuyên gặp các bệnh nhân đến khám vì viêm mũi dị ứng, ho hen nhưng không tìm ra nguyên nhân. Chỉ đến khi làm các xét nghiệm chuyên sâu mới phát hiện tác nhân là lông động vật trong nhà.
PGS An cho biết tùy vào mức độ phản ứng, các dấu hiệu dị ứng lông chó mèo sẽ thể hiện tương ứng. Việc theo dõi và nhận biết các triệu chứng dị ứng có thể hơi khó khăn vì dấu hiệu dị ứng có thể phát triển chỉ trong vài phút hoặc vài giờ ngay sau khi tiếp xúc với lông chó mèo.
Mỗi người có một triệu chứng khác nhau. Những triệu chứng dị ứng lông chó mèo thường gặp như hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, ngứa nổi mề đay, da đỏ, chảy nước mắt, ngứa mắt, viêm da dị ứng. Thậm chí có những người bị dị ứng nặng cảm giác ho, tức ngực, khó thở, thở khò khè, tăng áp lực, đau vùng mặt.
Khi xác định nguyên nhân dị ứng do lông chó mèo tùy vào từng mức độ từ vừa đến trung bình bác sĩ có thể kê thuốc thuốc dị ứng để kiểm soát phản ứng.
Ngược lại, với những triệu chứng nghiêm trọng, ví dụ: Nổi mề đay khắp người, ngứa mắt hoặc có biểu hiện ở đường hô hấp, thuốc kháng histamin sẽ là giải pháp giúp bạn. Kháng histamin là thuốc chống dị ứng được chỉ định đầu tiên và hữu hiệu cho các vấn đề liên quan đến dị ứng.
PGS An cho biết nhiều người dị ứng lông chó mèo. Nguồn ảnh: BVAV
PGS An cho biết ở chó mèo, chất gây dị ứng đó là các vảy hay còn gọi là gàu, nước bọt, nước tiểu và lông của chúng.
Khi nuôi chó mèo những chất trên dính ra quần áo, chăn gas, gối đầu có thể gây nên tình trạng dị ứng cho người có cơ địa dị ứng. Một số loại chó mèo, thường xuyên rụng lông thì càng dễ gây dị ứng hơn.
Biện pháp phòng ho tái phát
Tránh xa khói thuốc (kể cả hút thuốc chủ động lẫn thụ động) do đây là nguyên nhân chính phá huỷ lá phổi và khiến người bệnh ho lâu ngày không khỏi;
Hạn chế tiếp xúc các tác nhân gây kích ứng hoặc dị ứng như thay đổi thời tiết, giữ ấm cơ thể đặc biệt là cổ họng khi đi ra ngoài khi trời gió lạnh, ra vào phòng điều hoà hoặc nằm ngủ trong phòng điều hoà quá lâu dưới nhiệt độ thấp; che chắn bằng khẩu trang khi đi ngoài đường hoặc dọn dẹp nhà cửa nhiều bụi bẩn, thậm chí khi tiếp xúc với vật nuôi khi bạn bị dị ứng đối với lông thú cưng; không ăn uống quá nhiều những chất kích thích hay đồ cay nóng, đồ chua gây kích thích dạ dày dẫn tới trào ngược,...
Tăng cường tập luyện thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe, phòng tránh sự xâm nhập của virus, vi khuẩn có hại cho đường hô hấp;
Tiêm vắc xin phòng cúm, nhiễm khuẩn đường hô hô hoặc ngừa viêm phổi theo hướng dẫn của bác sĩ.