Bắc Giang Đề xuất mở rộng quy hoạch Di tích quốc gia đặc biệt chùa Bổ Đà

Xây dựng Thị xã Việt Yên tỉnh Bắc Giang đang tổ chức lấy ý kiến của tổ chức cá nhân và cộng đồng dân cư về quy hoạch bảo quản tu bổ phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt chùa Bổ Đà Theo đó Di tích chùa Bổ Đ

Bắc Giang: Đề xuất mở rộng quy hoạch Di tích quốc gia đặc biệt chùa Bổ Đà

21:19 | 05/09/2024

(Xây dựng) - Thị xã Việt Yên (tỉnh Bắc Giang) đang tổ chức lấy ý kiến của tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt chùa Bổ Đà. Theo đó, Di tích chùa Bổ Đà sẽ được mở rộng diện tích đồng thời phục dựng, mở rộng và xây dựng mới nhiều hạng mục, công trình.

Bắc Giang: Đề xuất mở rộng quy hoạch Di tích quốc gia đặc biệt chùa Bổ Đà
Khu vực vườn tháp chùa Bổ Đà dự kiến sẽ được mở rộng để xây dựng thêm khoảng 99 khu mộ tháp. (Ảnh: BGP)

Theo đó, Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt chùa Bổ Đà, thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, được triển khai trên cơ sở những định hướng trong nhiệm vụ lập quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 111/QĐ-TTg ngày 22/01/2021. Tổng diện tích 127,15ha, trong đó: Diện tích khu vực bảo vệ 1 và bảo vệ 2 của Di tích quốc gia đặc biệt có tổng diện tích là 29,6ha và diện tích nghiên cứu, đề xuất quy hoạch mở rộng (bổ sung vào khu vực bảo vệ 2) mở rộng về các phía nằm liền kề di tích, có diện tích là 97,5ha. Đồng thời phù hợp với Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 219/QĐ-TTg ngày 17/02/2022 và phù hợp với Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và du lịch của thị xã Việt Yên và của tỉnh Bắc Giang.

Theo định hướng quy hoạch bảo tồn, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị Di tích quốc gia đặc biệt chùa Bổ Đà sẽ bảo tồn, tu bổ, phục hồi tôn tạo các hạng mục kiến trúc gốc đang có nguy cơ bị mục hỏng, xuống cấp, như: Chùa Tứ Ân, cổng và hệ thống tường trình bằng đất, chùa Cao, am Tam Đức, vườn Tháp, Ao miếu, đền Thượng, đến Trung... đảm bảo những nguyên tắc và giải pháp cơ bản đối với việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.

Mở rộng quy mô khu vườn tháp về phía Bắc và Tây Bắc để đảm bảo quỹ đất xây dựng thêm khoảng 99 ngôi mộ tháp.

Về phía Nam chùa Tứ Ân: Mở rộng khu đất nội tự để xây dựng nhà bảo quản, lưu giữ, nghiên cứu mộc bản chùa Bổ Đà. Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu sửa chữa, chế tác, in ấn các bản sao mộc bản, phục vụ trưng bày cho nhân dân; quy hoạch đề xuất bổ xung khu nhà chế tác và trưng bày mộc bản phía trước bên phải chùa Tứ Ân.

Về phía trước chùa Tứ Ân (hướng Đông Bắc): Xây dựng một trục chính (trục nhất chính đạo) theo hướng Gác chuông, bổ sung cổng Tam quan, sân lễ hội, sân vật cầu nước và cổng Tứ trụ. Đường trục Nhất chính đạo được kết nối trục đường Tỉnh lộ 269.

Toàn bộ không gian phía trước cổng Tam quan mới của chùa Tứ Ân để tổ chức lễ hội (nơi tổ chức vật cầu nước, sân khấu hát quan họ, nghinh đình...). Bên cạnh khu vực lễ hội và bãi đỗ xe trung tâm là khu dịch vụ công cộng bán đồ lễ, ẩm thực, bán hàng lưu niệm, bãi đỗ xe điện...

Tại phía Bắc khuôn viên di tích được mở rộng để bố trí khu Giảng đường Phật học, khu lưu trú Phật giáo chùa Bổ Đà, nhà sinh hoạt cộng đồng (nơi tổ chức lễ an cư - kiết hạ của các phật tử, nơi tu tập thiền định, nghiên cứu học tập... của các tăng ni phật tử).

Tại phía Đông bắc di tích chùa Bổ Đà (khu vực đồi Bộ Không) được lồng ghép, kết nối với quy hoạch khu đô thị du lịch văn hóa và dịch vụ thương mại xã Ninh Sơn - Trung Sơn - Tiên Sơn, diện tích khoảng: 22,25ha và khoảng 10ha diện tích đất cơ sở bảo trợ xã hội theo chương trình của thị xã Việt Yên về phía bắc núi Khám thuộc ranh giới Quy hoạch di tích chùa Bổ Đà.

Toàn bộ không gian cảnh quan tự nhiên dãy núi Phượng Hoàng và núi chùa Khám được bảo tồn, xen kẽ trong đó là các khu vực vườn thiền, vườn đá, khu vực cắm trại, dã ngoại... Phục dựng lại ngôi chùa Khám và các hạng mục vốn có của chùa, theo kiến trúc truyền thống. Xung quanh chân núi từ phía Bắc, Tây, Nam được tổ chức vành đai cây xanh cách ly cho khuôn viên quần thể di tích.

Đối với khu di tích Ao Miếu: Bảo tồn không gian mặt nước cảnh quan Ao Miếu, Ao Thạch Long Tu bổ, tôn tạo khu đền thờ Thạch tướng quân và các hạng mục phụ trợ như: Miếu Thạch Linh, điện Mẫu, nhà tả vu, hữu vu, gác chiêng - gác khánh, nghi môn nội, cổng tứ trụ, lầu văn... khu vực bãi đỗ xe, nhà vệ sinh, khu vực tổ chức hát quan họ.

Về giao thông đối ngoại: Quy hoạch 2 bãi đỗ xe tập trung ở hai đầu khuôn viên quần thể di tích kết nói với Tỉnh lộ 269; đồng thời tổ chức hệ thống giao thông nội bộ kết nối khu vực chùa Bổ Đà với khu vực dịch vụ - lễ hội sang khu di tích Ao Miếu theo tuyến giao thông ngắn nhất và bố trí các điểm dừng chân, nghỉ ngơi, ngắm cảnh…

Chương Huyền

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load

$(document).ready(function () { var nextURL; function updateNextURL(doc) { nextURL = $(doc).find('.__MB_NEXT_URL:last').val(); } updateNextURL(document); $('.__MB_LIST_ITEM').infiniteScroll({ path: function () { return nextURL; }, append: '.item', //responseType: 'document', status: '.scroller-status', hideNav: '.__MB_NEXT_URL', scrollThreshold: 100, loadOnScroll: true, scrollThreshold: true, history: false, historyTitle: false, prefill: false }); $('.__MB_LIST_ITEM').on('load.infiniteScroll', function (event, response) { updateNextURL(response); }); });