Hà Nội đi đầu về việc quản lý kiến trúc
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quy chế quản lý kiến trúc thành phố Hà Nội. Trao đổi cùng phóng viên Báo Hànộimới, TS.KTS Phan Đăng Sơn, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam nhận định, với quy chế này, Hà Nội đi đầu về việc quản lý kiến trúc trong cả nước.
TS. KTS Phan Đăng Sơn. Ảnh: Tấn Quang |
- Ông đánh giá thế nào về Quy chế quản lý kiến trúc mà UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành?
- Quy chế quản lý kiến trúc thành phố Hà Nội được lập theo quy định tại Luật Kiến trúc và Nghị định số 85/2020/NĐ-CP ngày 17-7-2020 của Chính phủ uy định chi tiết một số điều của Luật Kiến trúc, là bước đi mới so với trước đây.
Nếu trước đây, chúng ta quản lý quy hoạch và kiến trúc mang tính tổng quát thì nay, quy chế quản lý kiến trúc đi thẳng vào vấn đề liên quan đến kiến trúc của vùng đô thị và nông thôn, để phát triển vừa có bản sắc, vừa hiện đại về mặt kiến trúc, đồng thời có khả năng bền vững theo các hệ thống quy hoạch đô thị, nông thôn đã được phê duyệt.
Với Hà Nội, Quy chế quản lý kiến trúc vô cùng quan trọng, là bước cụ thể hoá chế tài để quản lý phát triển đô thị, nông thôn sau khi Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Do vậy, Hà Nội ban hành Quy chế quản lý kiến trúc rà rất kịp thời, xứng tầm để Hà Nội phát triển theo mục tiêu “Văn hiến – Văn minh - Hiện đại”.
Quy chế quản lý kiến trúc có vai trò gợi mở, định hướng cho phát triển các vùng kiến trúc về mặt không gian đô thị, thiết kế đô thị, cảnh quản đô thị và công trình kiến thúc cụ thể, trong đó có các hệ thống di sản văn hoá hiện hữu, gắn với những công trình mới một cách hài hoà, thống nhất.
Như vậy, Quy chế quản lý kiến trúc đưa ra quy trình, hướng dẫn điều phối, để đô thị Hà Nội ngày càng văn minh, hiện đại hơn.
Chúng tôi đánh giá, quy chế này đáp ứng các yếu tố như: Đúng quy định của pháp luật; ban hành kịp thời với cách làm cẩn trọng, qua các bước xem xét, phê duyệt, xin ý kiến, thẩm định chặt chẽ, đầy đủ. Với quy chế, Hà Nội đi đầu về việc quản lý kiến trúc ở cả nước.
- Theo ông, quá trình thực hiện Quy chế quản lý kiến trúc của thành phố sẽ có những thuận lợi và điểm lưu ý gì?
- Trong qúa trình thực hiện Quy chế quản lý kiến trúc sẽ có một số vấn đề. Đầu tiên, đối tượng tham gia phát triển kiến trúc thành phố, từ cộng đồng người dân đến các chính thể, chương trình phát triển kiến trúc của các nhà đầu tư, doanh nghiệp, sẽ phải tuân thủ để đảm bảo yếu tố chặt chẽ, hài hoà trong tổng thế kiến trúc chung.
Vì vậy sẽ có những vấn đề họ cảm thấy tương đối khó khăn, không dễ thực hiện. Nhưng nếu chúng ta quyết tâm, vượt qua và thực hiện bài bản, thì thấy rằng đây không phải bài toán gây khó dễ.
Thứ hai, quá trình vận hành chắc chắn sẽ bộc lộ những điểm bất cập. Bởi, tất cả quy định khi áp dụng đều nảy sinh những vấn đề trong thực tiễn, không như tính toán. Chúng ta hoàn toàn có thể tiếp tục điều chỉnh trong thời gian tới để quy chế hoàn thiện tốt hơn.
Thứ ba, các chương trình phát triển mới, nhất là của doanh nghiệp, cần sự tuân thủ, đôi khi làm cho lợi ích của họ bị ảnh hưởng, nhất là về mật độ, tầng cao xây dựng, hệ số sử dụng đất…
Nếu chúng ta lập được trật tự theo Quy chế quản lý kiến trúc, sự phát triển đáp ứng yếu tố bền vững sẽ tốt hơn.
Đơn cử, các vùng nông thôn đang có nguy cơ phát triển không bài bản thì với Quy chế quản lý kiến trúc này, chúng ta có kiểm soát, quản lý để vùng nông thôn phát triển ổn định.
Tóm lại, sau khi ban hành Quy chế quản lý kiến trúc, hy vọng việc thực hiện sẽ bài bản, nghiêm túc, linh hoạt, phù hợp với thực tiễn.
Quy hoạch Thủ đô Hà Nội được phê duyệt là căn cứ để triển khai lập quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành trên địa bàn. Ảnh: Viết Thành |
- Ông vừa chia sẻ trong quá trình thực hiện Quy chế quản lý kiến trúc sẽ có một số bất cập. Vậy các quận, huyện khi triển khai thực hiện cần lưu ý những điểm gì?
- Quy chế Quản lý kiến trúc là chủ trương, chính sách chung của Nhà nước và thành phố, tạo ra một thói quen mới, cách làm, tiếp cận giải quyết vấn đề mới.
Trong Quy chế Quản lý kiến trúc có nhiều nội dung có tính cách mạng, nhưng dựa trên cơ sở sở khoa học; nếu thực hiện được sẽ cho thấy sự tiến bộ trong xây dựng, quản lý đô thị phát triển bền vững.
Mặt khác, trong Quy chế quản lý kiến trúc có những quy định đến tận vùng, quận, huyện. Các quận, huyện căn cứ vào nội dung quy chế để triển khai.
Khi áp dụng, chúng ta cần chế tài thông suốt từ thành phố tới quận, huyện theo hệ thống sở, ngành cấp thành phố đến phòng, ban thuộc quận, huyện. Đồng thời, thành phố Hà Nội cần tuyên truyền, vận động, hướng dẫn cộng đồng để thực hiện kịp thời.
- Trân trọng cảm ơn ông!
Theo Bảo Hân/Hanoimoi.vn
Link gốc: https://hanoimoi.vn/ha-noi-di-dau-ve-viec-quan-ly-kien-truc-691854.html
-
(Xây dựng) - Khu công nghiệp Bắc Tân Uyên 1 có vị trí tại xã Bình Mỹ, xã Tân Lập, huyện Bắc Tân Uyên và phường Hội Nghĩa, thành phố Tân Uyên; Có quy mô diện tích lập quy hoạch 786ha và đáp ứng khoảng 32.000 lao động…
-
(Xây dựng) – Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Quyết định số 638/QĐ-UBND về việc phê duyệt Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết Khu đô thị Gia Lâm, tỷ lệ 1/500 tại ô quy hoạch B9-CXKO (phần tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan).
-
(Xây dựng) – UBND tỉnh Lạng Sơn vừa ban hành Quyết định số 234/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu hợp tác kinh tế biên giới Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn, tỷ lệ 1/2000.
-
(Xây dựng) – Mới đây, UBND tỉnh Lạng Sơn ban hành Quyết định số 156/QĐ-UBND về việc ban hành Quy chế quản lý kiến trúc thị trấn Văn Quan, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn.
-
(Xây dựng) – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm vừa ký và ban hành Kế hoạch số 21/KH-UBND về việc triển khai lập quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh năm 2025.
-
(Xây dựng) - Mới đây, UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành Quyết định số 17/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đồ án Quy hoạch tổng mặt bằng Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm du lịch, thương mại và dịch vụ tổng hợp tại phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh.
-
Quy chế Quản lý kiến trúc thành phố Hà Nội vừa được công bố là một trong những nội dung quan trọng, cụ thể hóa chỉ đạo, định hướng tại các nghị quyết của Trung ương và Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.
08:19 | 07/02/2025 -
(Xây dựng) – Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Quyết định số 595/QĐ-UBND ngày 04/02/2025 về việc phê duyệt đề cương Đề án "Đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu hợp nhất về Quản lý Quy hoạch - Kiến trúc - Xây dựng - Phát triển đô thị trên địa bàn Thành phố Hà Nội".
22:50 | 05/02/2025 -
(Xây dựng) – Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký ban hành Quyết định số 579/QĐ-UBND ngày 03/02/2025 về việc phê duyệt Điều chỉnh cục bộ các ô đất trường học ký hiệu TH, THCS, THPT trong Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 cải tạo chỉnh trang và xây dựng mới khu nhà ở tại phường Thạch Bàn.
19:10 | 04/02/2025 -
Sơn Động (Bắc Giang): Triển khai công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị
(Xây dựng) - Nhằm nâng cao chất lượng quy hoạch đô thị đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị bền vững, huyện Sơn Động (Bắc Giang) phấn đấu đến hết năm 2025 hoàn thành lập điều chỉnh Quy hoạch chung thị trấn An Châu; 100% các đô thị có quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết các đô thị đạt khoảng 45 - 50%.
11:32 | 04/02/2025 -
(Xây dựng) – Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Ngô Công Thức vừa ký ban hành Văn bản số 71/UBND-KTN về việc xin ý kiến đối với việc điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung các đô thị đã được công nhận là thị trấn mở rộng, gửi Bộ Xây dựng. Theo Văn bản này, UBND tỉnh An Giang xin ý kiến hướng dẫn của Bộ Xây dựng đối với việc thực hiện điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung các đô thị theo phạm vi phân loại đô thị được công nhận hay theo địa giới đơn vị hành chính thị trấn hiện hữu đã được thành lập.
07:07 | 04/02/2025 -
(Xây dựng) - Sở Xây dựng Hà Nội là một trong những cơ quan chuyên môn của Thành phố với khối lượng công việc lớn, địa bàn quản lý rộng, liên quan trực tiếp đến đời sống xã hội và nhu cầu an sinh xã hội của người dân, nhưng công chức, viên chức, người lao động thuộc Sở luôn đoàn kết, quyết tâm hoàn thành nhiều nhiệm vụ quan trọng, góp phần vào công cuộc kiến tạo Thủ đô “Văn hiến - văn minh - hiện đại”.
08:00 | 01/02/2025
Tin bài cuối cùng
Không còn dữ liệu để load