Hoàn thiện công cụ tổ chức không gian Thủ đô
Quy chế Quản lý kiến trúc thành phố Hà Nội vừa được công bố là một trong những nội dung quan trọng, cụ thể hóa chỉ đạo, định hướng tại các nghị quyết của Trung ương và Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.
![]() |
Việc ban hành Quy chế Quản lý kiến trúc là thiết thực và phù hợp với các yêu cầu phát triển kiến trúc cảnh quan đô thị của thành phố Hà Nội. Ảnh: Quang Thái |
Bảo đảm quản lý tổng thể
Phó Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội Nguyễn Bá Nguyên cho biết, trước đây, thực hiện Luật Quy hoạch đô thị, Sở đã hoàn thiện Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc chung thành phố Hà Nội và được UBND thành phố phê duyệt tại Quyết định số 70/2014/QĐ-UBND ngày 12-9-2014.
Tuy nhiên, sau khi Luật Kiến trúc ra đời (năm 2019), quy chế cần nhấn mạnh quản lý kiến trúc nhiều hơn, đặc biệt phải căn cứ theo Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
“Việc thành phố Hà Nội chính thức ban hành Quy chế quản lý kiến trúc là thiết thực và phù hợp với các yêu cầu phát triển kiến trúc cảnh quan đô thị trong bối cảnh Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 đã chính thức được phê duyệt cũng như sứ mệnh trong kỷ nguyên mới đưa Thủ đô vươn mình phát triển hiện đại - văn minh - bản sắc”, kiến trúc sư Phạm Hoàng Phương (Viện Kiến trúc quốc gia, Bộ Xây dựng) nhận định.
Cũng theo kiến trúc sư Phạm Hoàng Phương, là Thủ đô nghìn năm văn hiến, bảo tồn và phát huy bản sắc kiến trúc, cảnh quan đô thị luôn được xem là một nội dung quan trọng. Quy chế quản lý kiến trúc đã đề cập một số nội dung thiết yếu với cách tiếp cận cụ thể, không chỉ theo tinh thần của luật mà còn có cách tiếp cận khoa học, kế thừa và phát huy nhiều nội dung quy chế quản lý riêng với các khu vực văn hóa lịch sử đặc trưng như khu phố cổ, khu phố cũ.
Phân tích về một số quy định cụ thể, đi sâu vào quản lý kiến trúc, không gian, cảnh quan thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Bá Nguyên nêu, Quy chế quản lý kiến trúc có những quy định về khu vực đặc thù, các khu vực phải thi tuyển… là những nội dung mới hơn so với trước đây. Trong đó, Sở Quy hoạch - Kiến trúc đã cập nhật các quy chế riêng lẻ, chắt lọc nội dung liên quan đến lĩnh vực kiến trúc đưa vào quy chế, bảo đảm quản lý tổng thể trên địa bàn Thủ đô.
![]() |
Việc ban hành Quy chế Quản lý kiến trúc là thiết thực và phù hợp với các yêu cầu phát triển kiến trúc cảnh quan đô thị của thành phố Hà Nội. Ảnh: Quang Thái |
Sớm hoàn thiện một số nội dung
Ở quy mô tổng thể, kiến trúc sư Phạm Hoàng Phương nhận định, các nội dung về bảo tồn và phát huy không gian giá trị kiến trúc cảnh quan đô thị, kết hợp các giá trị đặc trưng kiến trúc cảnh quan với các đặc trưng tự nhiên và văn hóa đã được đề cập cơ bản đồng bộ, khoa học, cụ thể với cả không gian nội đô và ven đô. Giá trị cảnh quan mặt nước, sông hồ và không gian xanh được phát huy để gìn giữ và tạo dựng hình ảnh đô thị xanh của Hà Nội.
Với không gian nội đô hiện hữu, các quy định tăng cường cải tạo cảnh quan, kiến trúc công trình tại các khu vực có tính đặc trưng văn hóa; bảo tồn phục dựng các công trình kiến trúc và các trục không gian đô thị có giá trị hay chỉnh trang các trục cảnh quan thuộc không gian phố cũ, kết nối với không gian cảnh quan ngoài sông Hồng.
Đối với các khu vực giáp ranh nội và ngoại thị, Quy chế quản lý kiến trúc chú trọng bảo vệ và phát huy các hình thái nông thôn truyền thống, cấu trúc làng xóm, kiến trúc cảnh quan của địa phương, quản lý kiểm soát bảo tồn tôn tạo và tái tạo các không gian văn hóa truyền thống, các công trình, cụm công trình có giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc...
Tuy nhiên, còn một số các nội dung cần sớm được tiếp tục hoàn thiện để đưa quy chế đi vào cuộc sống là xây dựng tiêu chí và hoàn thành lập danh mục công trình kiến trúc có giá trị để đề cập rõ trong phần phụ lục của Quy chế.
"Đây là nội dung còn tương đối phức tạp khi các công trình này thường có đặc thù khác biệt so với các di tích xếp hạng theo Luật Di sản văn hóa như số lượng lớn, thuộc nhiều loại công trình (nhà ở, công cộng…), hình thức kiến trúc đa dạng phong phú thuộc nhiều phong cách kiến trúc khác nhau, đa số thuộc sở hữu tư nhân, nhiều công trình đã bị xuống cấp nghiêm trọng, có thể bị cải tạo và biến đổi nhiều so với nguyên gốc trong quá trình sử dụng”, kiến trúc sư Phạm Hoàng Phương nêu.
Bên cạnh đó, việc lập danh mục các công trình kiến trúc có giá trị mới chỉ chú trọng đến các công trình cũ, cổ. Trong khi đó, việc đánh giá, xem xét và đưa các công trình cận đại và đương đại mang nhiều đặc trưng kiến trúc của đô thị trong giai đoạn phát triển hiện nay vào danh mục công trình kiến trúc có giá trị để được bảo tồn, phát huy các giá trị cũng cần được cân nhắc, xem xét đầy đủ, thấu đáo.
Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam Đào Ngọc Nghiêm: Cần tuyên truyền rộng rãi tới người dân
Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã hoàn thiện hệ thống các văn bản, công cụ quản lý để phát triển Thủ đô như Luật Thủ đô năm 2024, hai đồ án quy hoạch Thủ đô, điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô và nay có thêm Quy chế quản lý kiến trúc thành phố Hà Nội và Chương trình phát triển đô thị thành phố Hà Nội giai đoạn đến năm 2035... Quy chế quản lý kiến trúc thành phố Hà Nội vừa ban hành đã đưa ra quy định rõ về loại hình công trình và khu vực cụ thể, thể hiện sự nghiêm túc nghiên cứu của thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, quy chế chỉ là hoạch định về khung, khi cụ thể từng khu vực sẽ phức tạp hơn nhiều. Do đó, trong quá trình hoàn thiện nên có sự kế thừa các nghiên cứu trước đây. Thành phố cũng cần tiếp tục có hướng dẫn cụ thể về tổ chức thực hiện và vai trò giám sát của cộng đồng để làm tốt được định hướng đã đưa ra. Ngoài ra, cần đặc biệt lưu ý tuyên truyền định hướng nội dung của những công cụ quản lý rộng rãi tới người dân, chứ không chỉ cơ quan quản lý biết. Giám đốc Ban Quản lý đồ án, Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội Nguyễn Hoàng Quân: Phát triển đô thị cả về quy hoạch, kiến trúc và cảnh quan
Quy chế quản lý kiến trúc thành phố Hà Nội được ban hành nhằm quản lý cảnh quan đô thị, nông thôn và kiến trúc các công trình xây dựng theo quy hoạch được duyệt, kiểm soát việc xây dựng mới, cải tạo, chỉnh trang đô thị theo định hướng phát triển, bảo vệ cảnh quan, bản sắc văn hóa, đặc trưng kiến trúc Thủ đô Hà Nội. Quy chế cũng cụ thể hóa các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch, kiến trúc và xây dựng, để quản lý kiến trúc đô thị phù hợp với điều kiện thực tế của Thủ đô và của từng khu vực trên địa bàn thành phố… Quy chế được hoàn thiện căn cứ theo các quy hoạch được duyệt, đặc biệt là Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Triển khai quy chế sẽ giúp phát triển đô thị một cách đồng bộ về quy hoạch, kiến trúc và cảnh quan. Đây là công cụ rất tốt cho Sở trong việc tham mưu thành phố phát triển đô thị văn hiến, văn minh, hiện đại. Chị Hoàng Thị Hồng Hạnh (45 tuổi, quận Long Biên): Tính đến đặc điểm, đặc thù từng khu vực
Quy chế quản lý kiến trúc thành phố Hà Nội được ban hành là hết sức cần thiết nhằm tạo công cụ quản lý không gian, kiến trúc, góp phần bảo tồn, phát huy, gìn giữ những giá trị của đô thị Hà Nội mà không ở đâu có. Quản lý kiến trúc cần phải tính đến các đặc điểm, đặc thù của từng khu vực, phong tục tập quán, văn hóa truyền thống. Do đó, các công trình xây dựng trên địa bàn thành phố, đặc biệt là các công trình lớn, mang nhiều ý nghĩa phải được quản lý chặt chẽ đồng bộ về kiến trúc, không gian, cảnh quan. Triển khai quy chế này, nếu thành phố tạo ra được từng khu vực đặc thù, mang đậm dấu ấn riêng về cảnh quan thì sẽ góp phần nâng giá trị của đô thị Thủ đô lên rất nhiều. Thành phố cần bố trí các khu vực phát triển các công trình là điểm nhấn, tạo diện mạo đô thị mang đẳng cấp quốc tế, hướng tới sự văn minh, hiện đại. Trong trường hợp cần thiết phải đầu tư xây dựng mới thì kiến trúc công trình xây dựng mới phải bảo đảm hài hòa với các công trình, không gian di tích, danh lam thắng cảnh. Hồng Anh thực hiện |
Theo Bảo Hân/hanoimoi.vn
Link gốc: https://hanoimoi.vn/hoan-thien-cong-cu-to-chuc-khong-gian-thu-do-692557.html
-
(Xây dựng) - Khu công nghiệp Bắc Tân Uyên 1 có vị trí tại xã Bình Mỹ, xã Tân Lập, huyện Bắc Tân Uyên và phường Hội Nghĩa, thành phố Tân Uyên; Có quy mô diện tích lập quy hoạch 786ha và đáp ứng khoảng 32.000 lao động…
-
(Xây dựng) – Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Quyết định số 638/QĐ-UBND về việc phê duyệt Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết Khu đô thị Gia Lâm, tỷ lệ 1/500 tại ô quy hoạch B9-CXKO (phần tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan).
-
(Xây dựng) – UBND tỉnh Lạng Sơn vừa ban hành Quyết định số 234/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu hợp tác kinh tế biên giới Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn, tỷ lệ 1/2000.
-
(Xây dựng) – Mới đây, UBND tỉnh Lạng Sơn ban hành Quyết định số 156/QĐ-UBND về việc ban hành Quy chế quản lý kiến trúc thị trấn Văn Quan, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn.
-
(Xây dựng) – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm vừa ký và ban hành Kế hoạch số 21/KH-UBND về việc triển khai lập quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh năm 2025.
-
(Xây dựng) - Mới đây, UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành Quyết định số 17/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đồ án Quy hoạch tổng mặt bằng Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm du lịch, thương mại và dịch vụ tổng hợp tại phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh.
-
(Xây dựng) – Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Quyết định số 595/QĐ-UBND ngày 04/02/2025 về việc phê duyệt đề cương Đề án "Đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu hợp nhất về Quản lý Quy hoạch - Kiến trúc - Xây dựng - Phát triển đô thị trên địa bàn Thành phố Hà Nội".
22:50 | 05/02/2025 -
(Xây dựng) – Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký ban hành Quyết định số 579/QĐ-UBND ngày 03/02/2025 về việc phê duyệt Điều chỉnh cục bộ các ô đất trường học ký hiệu TH, THCS, THPT trong Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 cải tạo chỉnh trang và xây dựng mới khu nhà ở tại phường Thạch Bàn.
19:10 | 04/02/2025 -
Sơn Động (Bắc Giang): Triển khai công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị
(Xây dựng) - Nhằm nâng cao chất lượng quy hoạch đô thị đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị bền vững, huyện Sơn Động (Bắc Giang) phấn đấu đến hết năm 2025 hoàn thành lập điều chỉnh Quy hoạch chung thị trấn An Châu; 100% các đô thị có quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết các đô thị đạt khoảng 45 - 50%.
11:32 | 04/02/2025 -
(Xây dựng) – Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Ngô Công Thức vừa ký ban hành Văn bản số 71/UBND-KTN về việc xin ý kiến đối với việc điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung các đô thị đã được công nhận là thị trấn mở rộng, gửi Bộ Xây dựng. Theo Văn bản này, UBND tỉnh An Giang xin ý kiến hướng dẫn của Bộ Xây dựng đối với việc thực hiện điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung các đô thị theo phạm vi phân loại đô thị được công nhận hay theo địa giới đơn vị hành chính thị trấn hiện hữu đã được thành lập.
07:07 | 04/02/2025 -
(Xây dựng) - Sở Xây dựng Hà Nội là một trong những cơ quan chuyên môn của Thành phố với khối lượng công việc lớn, địa bàn quản lý rộng, liên quan trực tiếp đến đời sống xã hội và nhu cầu an sinh xã hội của người dân, nhưng công chức, viên chức, người lao động thuộc Sở luôn đoàn kết, quyết tâm hoàn thành nhiều nhiệm vụ quan trọng, góp phần vào công cuộc kiến tạo Thủ đô “Văn hiến - văn minh - hiện đại”.
08:00 | 01/02/2025 -
(Xây dựng) - Từ chiếc nôi của Ủy ban Xây dựng cơ bản Nhà nước, đến nay, Viện Kiến trúc Quốc gia (Bộ Xây dựng) trong từng giai đoạn đều gắn với những dấu mốc quan trọng, nhu cầu và định hướng phát triển trong lĩnh vực kiến trúc, xây dựng của đất nước, ngành Xây dựng. Trước thềm năm mới 2025, Viện trưởng Viện Kiến trúc Quốc gia, TS.KTS Hồ Chí Quang đã chia sẻ về vai trò, định hướng phát triển của Viện trong công tác nghiên cứu khoa học, phục vụ quản lý nhà nước, ngành Xây dựng.
14:00 | 31/01/2025
Tin bài cuối cùng
Không còn dữ liệu để load