Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Đồng Nai tầm nhìn đến năm 2050
(Xây dựng) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1015/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Kế hoạch).
Cảng hàng không quốc tế Long Thành đang dần thành hình. (Ảnh: Nguyễn Đức) |
Mục đích của Kế hoạch nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 586/QĐ-TTg ngày 03/7/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh); xây dựng lộ trình tổ chức triển khai thực hiện các dự án nhằm thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Quy hoạch tỉnh đã đề ra.
Đồng thời, phân công trách nhiệm chủ trì và trách nhiệm phối hợp giữa tỉnh Đồng Nai và các Bộ, ngành Trung ương bảo đảm thực hiện hiệu quả Quy hoạch tỉnh. Đồng bộ hệ thống các quy hoạch trên địa bàn tỉnh; bảo đảm sự thống nhất giữa Quy hoạch tỉnh với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch ngành cấp quốc gia, quy hoạch Vùng và các quy hoạch có liên quan. Xây dựng các chính sách, giải pháp nhằm thu hút các nguồn lực thực hiện Quy hoạch tỉnh.
Ưu tiên thực hiện các dự án kết cấu hạ tầng thiết yếu
Một trong những nội dung chủ yếu của Kế hoạch là ưu tiên thực hiện các dự án kết cấu hạ tầng thiết yếu đô thị, hạ tầng tạo sức lan tỏa lớn, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông chiến lược của tỉnh, bảo đảm đồng bộ, hiện đại, tổng thể, thúc đẩy liên kết Vùng, nội vùng gắn với 6 hành lang và 3 vành đai.
Tăng cường hạ tầng kết nối các địa phương với Cảng hàng không quốc tế Long Thành, sân bay lưỡng dụng Biên Hòa; hạ tầng kỹ thuật đô thị tại ba vùng kinh tế - xã hội và hai khu vực động lực của tỉnh đã được xác định trong Quy hoạch tỉnh; hạ tầng y tế, giáo dục, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, văn hóa, thể thao, an sinh xã hội; hạ tầng thông tin, truyền thông, chuyển đổi số để thu hút các nguồn vốn đầu tư, bảo đảm cơ cấu đầu tư hợp lý, hiệu quả.
Tiếp tục ưu tiên đầu tư hoàn thiện hạ tầng thủy lợi, cấp nước, thoát nước đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh, phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng của tỉnh nhằm phát huy hiệu quả đầu tư của các công trình hạ tầng đã và đang được thực hiện bằng nguồn vốn đầu tư công. Thu hút đầu tư mở rộng, nâng cao năng suất, hiệu quả các cơ sở sản xuất, kinh doanh tại ba vùng kinh tế - xã hội và tập trung tại hai khu vực động lực của tỉnh.
Các ngành, lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư gồm: hạ tầng giao thông, hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung; hệ thống cảng thủy nội địa, hạ tầng logistics; các dự án đô thị, du lịch, dịch vụ nghỉ dưỡng đẳng cấp; các dự án phát triển năng lượng tái tạo; các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; các lĩnh vực hạ tầng thông tin và truyền thông, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; các dự án cấp, thoát nước, xử lý chất thải; hạ tầng y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, môi trường, thương mại, dịch vụ.
Để tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2021-2030 đạt khoảng 10%/năm, tỉnh Đồng Nai dự kiến nhu cầu vốn đầu tư của tỉnh lũy kế đến năm 2030 theo giá hiện hành khoảng 1.003.700 tỷ đồng (tương đương khoảng 41 tỷ USD), cụ thể trong đó: giai đoạn 2021-2025 cần khoảng 478.200 tỷ đồng, giai đoạn 2026-2030 cần khoảng 525.500 tỷ đồng; tỷ lệ vốn đầu tư công đạt khoảng 20%; vốn đầu tư ngoài ngân sách đạt 80% (trong đó, dự kiến vốn ngoài nhà nước đạt 42% và vốn FDI đạt 58%).
Khuyến khích phát triển các ngành sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường
Để thực hiện các nội dung trên, Kế hoạch đặt ra chính sách, giải pháp thực hiện hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển. Theo đó, tổ chức rà soát Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 bảo đảm phù hợp với các quy hoạch, kế hoạch cấp quốc gia, cấp Vùng được cấp có thẩm quyền phê duyệt và thực hiện điều chỉnh Quy hoạch tỉnh Đồng Nai.
Rà soát, lập, điều chỉnh các quy hoạch đô thị, nông thôn, quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành trên địa bàn tỉnh Đồng Nai theo quy định của pháp luật chuyên ngành, đảm bảo thống nhất, đồng bộ với Quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt. Tiếp tục rà soát bãi bỏ các quy hoạch về đầu tư phát triển hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm cụ thể, ấn định khối lượng, số lượng hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm được sản xuất, tiêu thụ trên địa bàn tỉnh.
Tiếp tục nghiên cứu, ban hành các cơ chế, chính sách trên các lĩnh vực để thu hút thêm các nguồn lực cho phát triển, đặc biệt là cơ chế, chính sách cho khu vực động lực, hỗ trợ đầu tư kết nối hạ tầng kết nối Cảng hàng không quốc tế Long Thành, sân bay lưỡng dụng Biên Hòa, hạ tầng liên vùng, liên huyện, hạ tầng khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung và cụm công nghiệp, khuyến khích phát triển các ngành sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường, thu hút và sử dụng nguồn nhân lực trình độ cao.
Tăng cường hợp tác, liên doanh, liên kết với các tỉnh, thành phố khác trên cơ sở phát huy thế mạnh đặc thù của nhau để cùng phát triển trên một số lĩnh vực như: phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; xúc tiến thương mại và đầu tư; nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; xây dựng các chương trình, tuyến du lịch liên tỉnh, liên Vùng; phát triển nhân lực, bao gồm đào tạo và sử dụng lao động; phát triển ngành y tế, khám chữa bệnh và nghiên cứu y học; phát triển công nghiệp (cung cấp nguyên liệu, xây dựng các khu, cụm công nghiệp...); cung cấp thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu kinh tế - xã hội cho Vùng phục vụ công tác dự báo, thu hút đầu tư và phối hợp phát triển; bảo vệ môi trường và phát triển bền vững…
Quan tâm thực hiện tốt đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho người lao động
Về phát triển nguồn nhân lực, Kế hoạch đặt ra tăng cường công tác thông tin, dự báo về cung - cầu lao động. Quan tâm thực hiện tốt công tác đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho người lao động. Tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động trong những lĩnh vực trọng yếu đạt trình độ quốc tế, tạo lợi thế cạnh tranh lâu dài cho tỉnh.
Thu hút lực lượng lao động từ ngoài tỉnh để đáp ứng nhu cầu, nhất là các ngành dịch vụ vận tải, logistics, thương mại du lịch... Xây dựng tổ hợp giáo dục đào tạo tỉnh Đồng Nai gần khu đô thị sân bay Long Thành, tận dụng khả năng kết nối với các khu công nghiệp nhằm đón đầu nhu cầu về nguồn lao động.
Thu Quỳnh
Theo
-
(Xây dựng) - Chiều 20/9, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Hội nghị Triển khai các giải pháp tín dụng ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng chủ trì Hội nghị.
-
(Xây dựng) - Ông Phạm Nam Phong (Hà Nội) công tác tại đơn vị hành chính sự nghiệp trực thuộc Tổng cục. Đơn vị ông được phê duyệt kế hoạch sửa chữa công trình từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước chi thường xuyên, chi phí 450 triệu đồng.
-
(Xây dựng) – UBND tỉnh Nghệ An vừa có văn bản đề nghị các Sở, ban, ngành địa phương tập trung hoàn thành, bàn giao toàn bộ mặt bằng để triển khai thực hiện Dự án đầu tư xây dựng kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp Thọ Lộc (giai đoạn 1).
-
(Xây dựng) – Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư và Tổng Công ty Becamex IDC, đến nay, công tác chuẩn bị tổ chức công bố Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với nhiều nội dung như: Kịch bản, chương trình hội nghị; công tác đón tiếp khách mời trong nước và quốc tế; công tác hậu cần… đang được triển khai thực hiện theo đúng yêu cầu, tiến độ đề ra.
22:15 | 20/09/2024 -
(Xây dựng) – Sáng 20/9, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử cùng đại diện lãnh đạo các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động – Thương binh và Xã hội và Dân tộc tỉnh chủ trì Hội nghị trực tuyến thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) trên địa bàn tỉnh.
19:39 | 20/09/2024 -
(Xây dựng) - Một trong những lý do quan trọng giúp số lượng công trình xanh (CTX) đang tăng nhanh ở Việt Nam là sự thay đổi về tư duy lẫn hành động của các chủ thể liên quan, từ chủ đầu tư, các nhà tư vấn thiết kế kiến trúc, tư vấn xanh đến nhà sản xuất và cung cấp vật liệu xây dựng (VLXD)…
16:04 | 20/09/2024 -
(Xây dựng) - Theo Bộ Xây dựng, đến giữa năm 2024, Việt Nam có 476 CTX, tăng hơn 170 công trình so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu so với tiến độ phát triển hơn 300 CTX trong vòng 10 năm trước đó, thì con số tăng trưởng CTX riêng trong năm 2024 quá ấn tượng, là sự đột phá lớn. Vậy đâu là những yếu tố tác động, đem đến sự chuyển biến tích cực này?
14:02 | 20/09/2024
Tin bài cuối cùng
Không còn dữ liệu để load