Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn với nhiều điểm mới quan trọng
(Xây dựng) – Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn số 47/2024/QH15 đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8, ngày 26/11/2024 với tỷ lệ tán thành cao (94,99%). Luật sẽ có hiệu lực thi hành ngày 01/7/2025 với nhiều điểm mới.
Luật QHĐT&NT 2024 được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8. (Ảnh: T/L) |
Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn (QHĐT&NT) được soạn thảo bám sát, cụ thể hóa 03 chính sách lớn là: Hoàn thiện các quy định về hệ thống QHĐT&NT; Hoàn thiện các quy định về lập, thẩm định, phê duyệt, rà soát, điều chỉnh QHĐT&NT; Hoàn thiện các quy định về lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch, nguồn kinh phí và các quy định có liên quan khác nhằm nâng cao chất lượng, tính khả thi của QHĐT&NT, quyền được tiếp cận, cung cấp thông tin về QHĐT&NT.
Theo Bộ Xây dựng, Luật QHĐT&NT gồm 5 Chương và 59 Điều với nhiều điểm mới trọng tâm. Thứ nhất, Luật hệ thống hóa, quy định rõ hệ thống QHĐT&NT về loại, cấp độ quy hoạch (gồm 05 loại và 03 cấp độ quy hoạch và các trường hợp phải lập quy hoạch chung, quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết); giản lược tối đa các trường hợp lập quy hoạch và cấp độ quy hoạch phải lập; không lập quy hoạch chung (QHC) đối với các đô thị loại I và đô thị mới có quy mô dân số dự báo tương đương đô thị loại I thuộc thành phố (TP) thuộc TP trực thuộc Trung ương (các đô thị có thẩm quyền phê duyệt QHC thuộc Thủ tướng Chính phủ).
Đồng thời, Luật quy định lập QHC huyện đối với tất cả các huyện hiện có (bỏ QHC xây dựng vùng liên huyện và vùng huyện). Không phải lập QHC xã trừ một số trường hợp đặc biệt nhất định. Không yêu cầu lập riêng cấp độ quy hoạch phân khu (QHPK) đối với các đô thị loại III, IV, V để giảm việc lập cấp độ QHPK đối với các loại đô thị này, góp phần giảm thời gian, chi phí cho công tác quy hoạch, đẩy nhanh tiến độ triển khai đầu tư xây dựng. Không yêu cầu lập QHC khu chức năng không phải là khu kinh tế, khu du lịch quốc gia. Quy định rõ lập ngay quy hoạch chi tiết đối với một số trường hợp mà không phải chờ lập QHPK, QHC.
Thứ hai, Luật bổ sung yêu cầu, nguyên tắc về tính thống nhất, phù hợp giữa các loại, cấp độ quy hoạch, trong hoạt động QHĐT&NT: bổ sung quy định về việc lập đồng thời các QHC; bổ sung quy định về nguyên tắc xử lý trong trường hợp có mâu thuẫn giữa các QHĐT&NT khi xem xét sự phù hợp của dự án với QHĐT&NT…
Thứ ba, Luật đơn giản hóa trình tự, thủ tục trong lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, bảo đảm minh bạch, khả thi, thuận lợi, yêu cầu về thực hiện dân chủ ở cơ sở: không yêu cầu lấy ý kiến cộng đồng dân cư đối với nhiệm vụ quy hoạch; quy định rõ thời gian tối thiểu và thời gian tối đa lấy ý kiến cộng đồng; trách nhiệm tiếp thu, giải trình, công bố công khai, minh bạch; không yêu cầu phải thông qua Hội đồng nhân dân các cấp đối với quy hoạch chung thành phố, thị xã, khu kinh tế, khu du lịch quốc gia trước khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Thứ tư, Luật tăng cường phân cấp, phân quyền trong lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh QHĐT&NT; việc phân cấp đảm bảo kế thừa, ổn định hệ thống pháp luật: phân cấp trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch chung đô thị mới, quy hoạch không gian ngầm, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật cho UBND cấp tỉnh; quy hoạch khu chức năng cho UBND các cấp, Đại học Quốc gia, Ban Quản lý khu công nghiệp…; phân cấp việc lấy ý kiến thống nhất của cơ quan quản lý về quy hoạch trước khi phê duyệt và điều chỉnh tính chất của việc lấy ý kiến (không lấy ý kiến thống nhất); phân cấp điều chỉnh cục bộ quy hoạch; phân cấp cho UBND cấp tỉnh trong lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chung đô thị mới; điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị, khu chức năng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ...
Thứ năm, Luật bổ sung quy định chặt chẽ về điều kiện, yêu cầu đối với việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch nhưng không làm thay đổi phạm vi, ranh giới, quy mô, tính chất, chức năng của khu vực điều chỉnh, không làm quá tải hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, quy chuẩn, tiêu chuẩn có liên quan... Phân biệt giữa “rà soát định kỳ” và “rà soát khi xuất hiện nhu cầu điều chỉnh QHĐT&NT trên cơ sở các điều kiện điều chỉnh” quy định tại Luật; cơ bản phải thực hiện rà soát trước khi thực hiện điều chỉnh QHĐT&NT.
Thứ sáu, thực hiện chủ trương đổi mới tư duy trong công tác xây dựng pháp luật, nội dung Luật đã bảo đảm những vấn đề mang tính nguyên tắc trong công tác QHĐT&NT được quy định tại Luật, bảo đảm tính ổn định và giá trị lâu dài của Luật, bảo đảm tính chủ động, linh hoạt trong điều hành, nhất là những vấn đề mới, đang trong quá trình vận động, thực tiễn biến động thường xuyên: giao Chính phủ quy định những vấn đề cụ thể; chỉ quy định 01 Điều chung về trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước về QHĐT&NT…
Thứ bảy, bổ sung quy định rõ về nguồn kinh phí cho công tác quy hoạch, bảo đảm nguồn lực thực hiện quy hoạch; bổ sung quy định làm rõ điều kiện năng lực và trách nhiệm của tổ chức tư vấn trong công tác lập và tổ chức thực hiện quy hoạch; lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch; bổ sung các điều quy định về hợp tác quốc tế…
Linh Đan
Theo
-
(Xây dựng) - UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có Quyết định số 2940/QĐ-UBND về việc phê duyệt đồ án điều chỉnh Quy hoạch xây dựng vùng huyện Cẩm Xuyên đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050.
-
(Xây dựng) – Ngay từ đầu năm, nhờ bám sát các chương trình, kế hoạch đề ra để chỉ đạo và triển khai quyết liệt các giải pháp cụ thể, năm 2024 thành phố Đông Hà (tỉnh Quảng Trị) đã hoàn thành cơ bản công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch và trật tự trên địa bàn.
-
Đồng hành cùng nền kiến trúc Việt Nam phát triển hiện đại, bản sắc và bền vững không thể thiếu vai trò của công tác lý luận phê bình kiến trúc. Phòng Nghiên cứu Lý luận phê bình và Lịch sử kiến trúc – đơn vị trực thuộc Viện kiến trúc Quốc gia, với nhiệm vụ nghiên cứu về lịch sử phát triển kiến trúc Việt Nam và thế giới; các vấn đề cơ bản trong lĩnh vực lý luận và phê bình kiến trúc, lý luận sáng tác kiến trúc, thẩm mỹ kiến trúc; kiến trúc truyền thống tại các vùng, miền, địa phương trên lãnh thổ Việt Nam; định hướng, chiến lược, chính sách phát triển đô thị, nhà ở và các loại công trình kiến trúc khác trong từng giai đoạn phát triển… đã luôn tích cực đóng góp hiệu quả trong công tác lý luận phê bình kiến trúc tác động đối với kiến trúc nói riêng và ngành Xây dựng Việt Nam nói chung.
-
Hiện nay, công tác lập Quy chế quản lý kiến trúc đô thị và nông thôn ở Việt Nam đang gặp nhiều thách thức dù đã có các văn bản pháp luật cụ thể như Luật Kiến trúc 2019 và các nghị định, thông tư hướng dẫn. Đó là việc triển khai quy chế quản lý kiến trúc ở nhiều địa phương còn thiếu đồng bộ, chưa có hướng dẫn chi tiết hoặc thống nhất giữa các cấp chính quyền. Điều này dẫn đến sự thiếu nhất quán trong quy hoạch, từ kiến trúc đô thị cho đến nông thôn.
-
(Xây dựng) - UBND tỉnh Hà Tĩnh vữa có Quyết định số 2985 /QĐ-UBND về việc bãi bỏ đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng khu thương mại, du lịch, dịch vụ tổng hợp Nam Cẩm Xuyên.
-
(Xây dựng) - Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1677/QĐ-TTg ngày 27/12/2024 phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Địa điểm về Cuộc khởi nghĩa Ba Tơ, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
-
(Xây dựng) - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Quyết định số 6591/QĐ-UBND ngày 24/12/2024 về việc phê duyệt Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết hai bên tuyến đường Dốc Hội – Đại học Nông nghiệp, tỷ lệ 1/500 tại ô đất ký hiệu CCKO1.2 (Trụ sở Chi cục thi hành án dân sự huyện Gia Lâm) tại xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội.
11:27 | 25/12/2024 -
(Xây dựng) - HĐND tỉnh Gia Lai vừa thông qua quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2.000 khu phức hợp Đak Đoa tại huyện Đak Đoa. Đây là định hướng mang tính chiến lược, nhằm phát triển khu vực thành quần thể phức hợp du lịch sinh thái, vui chơi giải trí, văn hóa và thể dục thể thao.
11:56 | 23/12/2024
Tin bài cuối cùng
Không còn dữ liệu để load