Nhiều công trình Việt Nam được vinh danh tại Giải thưởng Kiến trúc châu Á 2024
Các công trình kiến trúc của Việt Nam được Giải thưởng Kiến trúc châu Á năm 2024, nổi bật như: Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia tại Hoà Lạc, Nam Mê Kitchen & Bar, Dhawa Resort Quy Nhơn…
Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia có tổng diện tích gần 20.000m2. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+) |
Chiều 31/7, thông tin từ ban tổ chức Giải thưởng Kiến trúc châu Á năm 2024 cho biết các dự án công trình kiến trúc của Việt Nam gửi tham dự giải thưởng này đã được các giám khảo (là các kiến trúc sư, nhà thiết kế, các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực kiến trúc, bất động sản hàng đầu trên thế giới) đánh giá rất cao.
Trong danh sách “những người chiến thắng” tại lễ trao Giải thưởng Kiến trúc châu Á năm 2024 vừa diễn ra tại Bangkok (Thái Lan), có khá nhiều đơn vị Việt Nam với những công trình đại diện cho tư duy tiến bộ, mang tầm vóc quốc gia như: Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) tại Hoà Lạc (ForG Architects), Nam Mê Kitchen & Bar (TD architects), Dhawa Resort Quy Nhơn…
Kiến trúc sư Tan Quee Peng, Tổng Giám đốc RSP Việt Nam, Trưởng Ban giám khảo cho biết Giải thưởng Kiến trúc châu Á năm 2024 được phát động từ tháng 8/2023 tại Marina Bay Sands (Singapore).
Giải thưởng đã nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của các tổ chức, cá nhân đến từ 12 quốc gia và vùng lãnh thổ, với hơn 1.500 tài khoản đăng ký trên trang web chính thức, trong đó có hơn 606 dự án gửi hồ sơ thành công.
Sau gần 1 năm phát động và tiếp nhận, ban giám khảo gồm bao gồm các chuyên gia, học giả uy tín và những người có tầm ảnh hưởng đến từ Singapore, Thái Lan, Italy, UAE,… đã tiến hành đánh giá và chọn ra 55 hồ sơ dự án xuất sắc nhất (được gọi là “người chiến thắng”) đến từ các nước Nhật Bản, Ấn Độ, Thái Lan, Singapore, Trung Quốc, Nga, Malaysia, Philippines, Indonesia, UAE, Việt Nam.
Trong số 55 công trình kiến trúc được vinh danh có khá nhiều công trình của Việt Nam như: Garrya Đà Nẵng Hotel - RSP Architects Planners & Engineers (Vietnam) Co. Ltd (Việt Nam) ở hạng mục thiết kế kiến trúc khách sạn tốt nhất châu Á; Trung tâm đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) tại Hoà Lạc (ForG Architects) ở hạng mục thiết kế kiến trúc tòa nhà thương mại tốt nhất châu Á...
Hình ảnh tại lễ trao Giải thưởng Kiến trúc châu Á năm 2024. (Ảnh: CTV/Vietnam+) |
“Sự đa dạng và chất lượng của các bài dự thi, từ việc sử dụng công nghệ tiên tiến kết hợp với yếu tố văn hóa và sức sống xanh đã mang đến nhiều công trình vô cùng ấn tượng. Những dự án, công trình được vinh danh năm nay là minh chứng cho bối cảnh năng động và đang phát triển của ngành thiết kế châu Á đúng với chủ đề Emerging Asia - châu Á trên đà tăng trưởng,” kiến trúc sư Tan Quee Peng nói.
Dự kiến, Giải thưởng Kiến trúc châu Á năm 2025 sẽ có 30 hạng mục trong 6 lĩnh vực chính là thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất, thiết kế nội thất bán lẻ, công ty thiết kế kiến trúc, công ty thiết kế nội thất, công ty sản xuất và bán lẻ nội thất.
Cũng nằm trong hệ thống của Giải thưởng Kiến trúc châu Á, một giải thưởng hoàn toàn mới dành cho các sinh viên ngành thiết kế kiến trúc sẽ được phát động trong năm 2025.
Bên cạnh đó, Giải thưởng Kiến trúc châu Á năm 2025 còn là cơ hội để kết nối sinh viên đến với các chuyên gia, nhận được những ý kiến đánh giá và là cầu nối để có thể biến những ước mơ thành hiện thực. Giải thưởng dành cho “người thắng cuộc” bao gồm 1.000 USD tiền mặt và bộ chứng nhận trị giá 2.850 USD.
Giải thưởng Kiến trúc châu Á năm 2025 sẽ chính thức mở đăng ký từ nay đến tháng 2/2025. Lễ trao giải dự kiến được tổ chức vào tháng 7/2025 tại Seoul, Hàn Quốc.
Theo Hùng Võ (Vietnam+)
-
Gần đây, nhiều công trình kiến trúc của Việt Nam được xướng tên trong các giải thưởng kiến trúc quốc tế. Điển hình như tại Giải thưởng Kiến trúc châu Á 2024 - Asia Architecture Design Awards (AADA) vừa diễn ra ở Thái Lan với sự góp mặt của đại diện từ 12 quốc gia và vùng lãnh thổ, có 55 tác phẩm chiến thắng, trong đó Việt Nam đoạt 8 giải ở 7/20 hạng mục.
-
(Xây dựng) - UBND tỉnh Đắk Nông vừa ký Quyết định số 903/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu lập đồ án điều chỉnh quy hoạch thành phố Gia Nghĩa, với tổng giá trị đồ án là hơn 13,2 tỷ đồng.
-
(Xây dựng) – UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Quyết định 3225/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung thị trấn Nga Sơn, huyện Nga Sơn đến năm 2035.
-
(Xây dựng) – UBND tỉnh Tuyên Quang vừa phê duyệt đồ án Quy hoạch chi tiết Khu đô thị nghỉ dưỡng Mỹ Lâm - Tuyên Quang.
-
(Xây dựng) - Sau 27 năm tái lập tỉnh, Bắc Ninh đã có những bước phát triển vượt bậc, chuyển mình mạnh mẽ từ một tỉnh nông nghiệp thuần túy sang công nghiệp theo hướng hiện đại. Tỷ lệ đô thị hóa tăng trưởng vượt bậc từ 9% (năm 1997) lên 60,3% (năm 2023). Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch còn xảy ra một số tồn tại, vướng mắc, bất cập.
11:13 | 31/07/2024 -
(Xây dựng) – HĐND thành phố Cần Thơ vừa ban hành Nghị quyết số 27/NQ-HĐND thông qua Đồ án quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp Vĩnh Thạnh (giai đoạn 2), thành phố Cần Thơ. Theo đó, khu công nhiệp này sẽ có diện tích khoảng 559,86ha, dự kiến bố trí đa dạng ngành nghề với các loại hình hậu cần cảng biển, cảng cạn, kho tàng bến bãi, thu hút khoảng 25.000 - 32.000 lao động.
17:47 | 28/07/2024 -
(Xây dựng) - Thực hiện Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 theo Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 08/09/2016 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó xác định Hà Nội trở thành trung tâm sáng tạo của cả nước, UBND Thành phố Hà Nội đã xây dựng hồ sơ “Hà Nội – Thành phố sáng tạo” và đã nộp hồ sơ ứng cử vào Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO vào tháng 7/2019, với nhiệm vụ trọng tâm là đặt sáng tạo vào trung tâm phát triển bền vững, tầm nhìn đưa Hà Nội trở thành Thủ đô sáng tạo của khu vực Đông Nam Á. Tháng 10/2019, UNESCO công nhận Hà Nội cùng 65 thành phố khác trên thế giới chính thức gia nhập Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO. Đây là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt, tạo điều kiện thuận lợi để Hà Nội quảng bá hình ảnh cũng như gia tăng cơ hội hợp tác trên mọi lĩnh vực sáng tạo, phát huy sức mạnh tổng hợp của các nguồn lực kinh tế, chính trị, trong đó trọng tâm là nguồn lực văn hóa và giáo dục vì mục tiêu phát triển Thủ đô bền vững.
11:46 | 28/07/2024
Tin bài cuối cùng
Không còn dữ liệu để load