Phát triển kết cấu hạ tầng vùng Đông Nam bộ đồng bộ và hiện đại
(Xây dựng) - Ngày 4/11/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1325/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Đông Nam bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, phát triển kết cấu hạ tầng vùng Đông Nam bộ đồng bộ và hiện đại là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Kế hoạch.
Tập trung xây dựng Trung tâm logistics hàng không gắn với sân bay quốc tế Long Thành, đầu tư phát triển hệ thống logistics cảng tại Bà Rịa - Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Nguyễn Đức Dũng) |
Các nhóm nhiệm vụ trọng tâm của Kế hoạch gồm: Đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế vùng theo hướng hiện đại, lấy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế số, kinh tế chia sẻ, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là trọng tâm; đi đầu trong phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, các ngành dịch vụ cao cấp, chất lượng cao; Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại; Xây dựng và phát triển hệ thống đô thị; Phát triển các lĩnh vực xã hội; Quản lý tài nguyên và ứng phó với biến đổi khí hậu; Phát triển kinh tế đối ngoại và hợp tác liên kết vùng, nội vùng; Phát triển hạ tầng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Quốc phòng, an ninh; Đánh giá thực hiện các mục tiêu quy hoạch.
Phát triển mạnh một số ngành công nghiệp
Trong đó, vùng Đông Nam bộ sẽ phát triển mạnh một số ngành công nghiệp: Cơ khí chế tạo, hóa dầu, sản phẩm hạ nguồn của ngành công nghiệp hóa dầu, chế biến sản phẩm từ dầu, hóa chất. Ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghệ mới, công nghệ cao như: Điện tử - viễn thông; công nghiệp sản xuất rô bốt, thiết bị tích hợp vận hành tự động, điều khiển từ xa, công nghiệp sản xuất phần mềm, sản phẩm số, công nghiệp an toàn thông tin, công nghiệp hóa phẩm, dược phẩm, chế phẩm sinh học, sản xuất thuốc, vaccine, công nghiệp vật liệu mới, công nghiệp môi trường và các ngành công nghiệp hỗ trợ; tăng cường kết nối các khu công nghiệp, khu chế xuất để hình thành các cụm liên kết ngành công nghiệp, tập trung phát triển các cụm liên kết ngành;
Phát triển các khu công nghiệp - dịch vụ - đô thị hiện đại và các khu công nghiệp công nghệ cao. Xây dựng mới một số khu công nghệ thông tin tập trung tại Thành phố Hồ Chí Minh và hình thành vùng động lực công nghiệp công nghệ thông tin, thu hút đầu tư sản xuất các sản phẩm điện, điện tử, các sản phẩm Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo tại các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu.
Vùng Đông Nam bộ phát triển công nghiệp xanh, năng lượng sạch
Vùng Đông Nam bộ phát triển công nghiệp xanh, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo gắn với bảo vệ môi trường; chuyển dịch nhanh những lĩnh vực công nghiệp, sản xuất sử dụng nhiều tài nguyên, hàm lượng giá trị gia tăng thấp sang sử dụng công nghệ cao, thân thiện môi trường, có hàm lượng giá trị gia tăng cao.
Phát triển dịch vụ có chất lượng và có giá trị gia tăng cao trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm; công nghệ thông tin - viễn thông; khoa học công nghệ; giáo dục - đào tạo; y tế; du lịch; logistics.
Phát triển mạnh, đồng bộ hệ thống logistics
Đồng thời, vùng Đông Nam bộ phát triển mạnh, đồng bộ hệ thống logistics cấp quốc gia, quốc tế gắn với cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế, các trục hành lang kinh tế trọng điểm và tuyến thương mại liên vùng tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Long Thành, Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai), thị xã Phú Mỹ (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), Tây Ninh. Tập trung xây dựng Trung tâm logistics hàng không gắn với sân bay quốc tế Long Thành, đầu tư phát triển hệ thống logistics cảng tại Bà Rịa - Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh.
Đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng phát triển kinh tế nông nghiệp hiệu quả cao, sinh thái, bền vững trên cơ sở áp dụng quy trình sản xuất an toàn. Phát triển, mở rộng các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hiện hữu. Xây dựng mới một số khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trong vùng Đông Nam bộ nhằm hình thành động lực phát triển các ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, thu hút các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước đầu tư sản xuất các sản phẩm công nghệ cao phục vụ cho nông nghiệp; sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường; sản xuất theo chuỗi từ khâu nuôi trồng đến chế biến tiêu thụ sản phẩm; xây dựng mã số vùng nuôi trồng sản phẩm gắn với truy xuất nguồn gốc; gắn với phát triển công nghiệp, du lịch, bảo tồn đa dạng sinh học.
Phát triển mạnh kinh tế biển, dịch vụ hậu cần cảng biển, dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải, công nghiệp khai thác, chế biến dầu khí, công nghiệp hỗ trợ và các dịch vụ ngành dầu khí và du lịch biển. Phát triển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thành trung tâm kinh tế biển quốc gia, bao gồm cảng biển du lịch và các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, văn hóa, vui chơi giải trí chất lượng cao.
Ưu tiên phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
Về hạ tầng, vùng Đông Nam bộ ưu tiên phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, trọng tâm là các dự án giao thông kết nối, các dự án hạ tầng xã hội, hạ tầng khu công nghệ cao, khu công nghiệp. Tập trung hoàn thiện mạng lưới giao thông vận tải theo quy hoạch, trong đó tập trung phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc, đường vành đai Thành phố Hồ Chí Minh; đầu tư, nâng cấp các cảng hàng không, đặc biệt là cảng hàng không đầu mối của khu vực; tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa, chú trọng kết nối các trung tâm đầu mối với hành lang vận tải thủy chính của vùng; nâng cao năng lực của hệ thống cảng biển; quan tâm phát triển giao thông đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, các tuyến đường sắt đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh. Kết nối đồng bộ hệ thống giao thông với các khu kinh tế, khu công nghiệp, cảng hàng không, cảng biển; kết nối đồng bộ hệ thống giao thông với các Khu du lịch, đặc biệt các địa điểm có tiềm năng phát triển thành Khu du lịch quốc gia.
Thực hiện đồng bộ các chính sách giảm tải cho các đô thị lớn, thúc đẩy phát triển các đô thị vệ tinh
Cùng với đó, vùng Đông Nam bộ nâng cao chất lượng đô thị, bảo đảm hiện đại, thông minh và kết nối với các đô thị lớn trong khu vực và trên thế giới; thực hiện đồng bộ các chính sách giải nén, giảm tải cho các đô thị lớn, thúc đẩy phát triển các đô thị vệ tinh; thực hiện hiệu quả mô hình thành phố trực thuộc thành phố; phát triển các khu kinh tế gắn với các đô thị trọng điểm và các khu công nghiệp, cụm công nghiệp ở khu vực đô thị động lực. Nghiên cứu chuyển đổi chức năng các khu công nghiệp, khu chế xuất khi hết thời hạn sử dụng đất, không phù hợp với quy hoạch. Tập trung xây dựng nhà ở để bảo đảm điều kiện sống cho người lao động có thu nhập thấp và lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất.
Xây dựng và thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách để phát triển Thành phố Hồ Chí Minh trở thành các đô thị hiện đại, thông minh, dẫn dắt và tạo hiệu ứng lan tỏa, liên kết vùng đô thị, đủ sức cạnh tranh, hội nhập khu vực và quốc tế, có vai trò quan trọng trong mạng lưới đô thị của khu vực Đông Nam Á, châu Á.
Hình thành 3 tiểu vùng đô thị
Vùng Đông Nam bộ hình thành 3 tiểu vùng đô thị trong đó: (1) Tiểu vùng trung tâm gồm các đô thị: Thành phố Hồ Chí Minh; Biên Hòa, Nhơn Trạch (Đồng Nai); đô thị Bình Dương trên cơ sở cụm các đô thị gồm các thành phố Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An, Tân Uyên, Bến Cát và đô thị Bàu Bàng. (2) Tiểu vùng ven biển gồm các đô thị: Vũng Tàu, Bà Rịa, Phú Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu); Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh); (3) Tiểu vùng phía Bắc gồm các đô thị: Đồng Xoài, Chơn Thành (Bình Phước); Trảng Bàng (Tây Ninh).
Tuệ Minh
Theo
-
(Xây dựng) - Công ty TNHH tư vấn thiết kế và xây dựng Huy Khoa (Công ty Huy Khoa) vừa bị UBND huyện Núi Thành (Quảng Nam) chấm dứt hợp đồng thi công một gói thầu trị giá gần 2 tỷ đồng trên địa bàn.
-
(Xây dựng) - Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia, giai đoạn 2021-2025 tỉnh Thái Nguyên yêu cầu các Sở, ngành, đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn 2024 thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia.
-
(Xây dựng) - Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) vừa ra quyết định chấm dứt hợp đồng thi công xây dựng đã ký kết trước đó với Công ty CP Xây dựng và kỹ thuật Hà Thành (Công ty Hà Thành). Đơn vị thực hiện Gói thầu XL01 - cải tạo làm thang thoát hiểm cho hội trường tầng 8, nhà E4 trường Đại học Kinh tế.
-
(Xây dựng) - Từ khi quy định mới ra đời, công nhân lao động gần như không thể vay vốn với lãi suất ưu đãi tại Tổ chức Tín dụng vi mô CEP, càng gặp thêm nhiều khó khăn trong cuộc sống…
-
(Xây dựng) - Việc bổ sung hạng mục đầu tư mới, nếu thuộc các trường hợp được điều chỉnh dự án theo quy định tại Khoản 1 Điều 61 Luật Xây dựng thì cấp quyết định đầu tư xem xét, quyết định việc điều chỉnh dự án (bao gồm cả điều chỉnh tổng mức đầu tư, không liên quan đến việc sử dụng chi phí do giảm thuế GTGT).
-
Thành phố Hà Nội đã và đang triển khai nhiều giải pháp trọng tâm để phát triển kinh tế. Một trong những giải pháp đó là thúc đẩy kinh tế số, kinh tế xanh, phát triển bền vững.
-
Theo Bộ Giao thông vận tải, trước khi thời điểm Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công-tư (PPP) ban hành vào năm 2020, cả nước đã huy động gần 319.000 tỷ đồng đầu tư 140 dự án giao thông theo phương thức PPP, hình thức hợp đồng BOT. Đến nay, hầu hết các dự án đã hoàn thành và đưa vào khai thác hiệu quả, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, giảm ùn tắc, tai nạn giao thông, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
08:14 | 10/11/2024 -
(Xây dựng) – Tháng 10/2024 ghi nhận có 21 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ trị giá 19.678 tỷ đồng và 4 đợt phát hành ra công chúng trị giá 1.800 tỷ đồng. Tuy nhiên, chỉ có 1 đợt phát hành với giá trị vỏn vẹn 200 tỷ đồng đến từ doanh nghiệp ngành Xây dựng.
22:51 | 09/11/2024 -
(Xây dựng) – Ngày 8/11, UBND tỉnh Hậu Giang ban hành Quyết định số 1574/QĐ-UBND chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư Công ty Cổ phần Tập đoàn Đất Xanh đầu tư Khu đô thị mới Mái Dầm, thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. Khu đô thị này có diện tích khoảng 96,79ha, với tổng vốn đầu tư khoảng 4.356 tỷ đồng.
16:00 | 09/11/2024 -
(Xây dựng) - Hội thảo Tổng quan sản xuất bán dẫn đã diễn ra thành công với sự tham gia của đông đảo chuyên gia đầu ngành, đại diện các doanh nghiệp sản xuất điện tử và bán dẫn trong nước và quốc tế. Sự kiện do Công ty Cổ phần Công nghệ và Đầu tư INTECH Group phối hợp cùng Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia (NIC), Đại học Bách Khoa Hà Nội, Công ty Công nghệ bán dẫn DNN từ Đài Loan tổ chức với mục tiêu nâng cao năng lực sản xuất bán dẫn nội địa, thúc đẩy Việt Nam từng bước tự chủ và trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.
09:49 | 09/11/2024 -
(Xây dựng) – Ngày 8/11, tại thành phố Quy Nhơn (Bình Định), Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) tổ chức Hội thảo khoa học “Ứng dụng công nghệ mới trong phát triển kinh tế rừng tại tỉnh Bình Định”.
09:46 | 09/11/2024
Tin bài cuối cùng
Không còn dữ liệu để load